-->

Chuyển hồ sơ lên Công an TP.HCM vụ nhóm thanh niên xâm hại bé gái 15 tuổi

Một nguồn tin của báo Lao động Thủ đô cho biết, vụ một nhóm thanh niên xâm hại bé gái 15 tuổi tại quán Heo Mán Mẹt, địa chỉ 83 đường Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã được Công an quận Tân Bình chuyển hồ sơ lên Công TP.HCM vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án.
TP.HCM: Khởi tố nhóm thanh niên xâm hại bé gái vị thành niên TP.HCM phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai Đêm nhạc 'Quê hương và những tấm lòng' gây quỹ cho trẻ mồ côi vì Covid-19

Đồng thời, Công an TP.HCM cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng Nguyễn Hải Nam (sinh năm 2004), Huỳnh Văn Thống (sinh năm 2007) và Võ Hoàng Long Hải Vương (sinh năm 2007) để điều tra hành vi "Hiếp dâm trẻ em". Nạn nhân là Nguyễn Thanh Châu (sinh năm 2007, quê Quảng Bình, tên nạn nhân đã được thay đổi).

“Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nên quá trình điều tra có thể kéo dài vài tháng. Riêng đối với kết quả giám định pháp y của nạn nhân, vì đây là giám định xâm hại tình dục nên 2,3 tháng sau mới có kết quả”, nguồn tin này cho biết.

Chuyển hồ sơ lên Công an TP.HCM vụ nhóm thanh niên xâm hại bé gái 15 tuổi
Đối tượng Hoàng Văn Thống bị thương nhẹ ở tay và phần má phải do bị nạn nhân chống cự. Ảnh: NVCC

Sau khi tiếp nhận tố giác của phía gia đình bị hại, Công an phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM đã lấy lời khai ban đầu của nạn nhân, sau đó chuyển hồ sơ lên Công an quận Tân Bình. Công an quận Tân Bình đã thực nghiệm hiện trường, giám định pháp y đối với nạn nhân. Đối với quán Heo Mán Mẹt, sau sự việc xảy ra, quán này cũng đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính về hành vi sử dụng lao động dưới 16 tuổi.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, sau khi nắm được vụ việc nêu trên, ông đã yêu cầu các đơn vị kiểm tra quán Heo Mán Mẹt về việc sử dụng lao động dưới 16 tuổi trong kinh doanh đồ uống có cồn. Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động tại quán Heo Mán Mẹt, nguồn tin của Báo Lao động Thủ đô cho biết, hiện chủ cơ sở đăng ký kinh doanh chưa đóng BHXH cho các lao động đang làm việc tại quán.

Trong khi đó, phóng viên Báo Lao động Thủ đô cũng đã nỗ lực liên hệ với lãnh đạo Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Cơ quan Thường trực phía Nam (có địa chỉ tại TP.HCM) nhằm hỗ trợ nạn nhân cũng như tìm hiểu trách nhiệm bảo vệ, giám hộ trẻ em trong các vụ bạo lực, xâm hại tình dục nhưng lãnh đạo của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam không phản hồi dù trước đó phóng viên đã có buổi làm việc trực tiếp với bà Trần Thị Thu Hà, Phó Trưởng Cơ quan khu vực phía Nam.

Chuyển hồ sơ lên Công an TP.HCM vụ nhóm thanh niên xâm hại bé gái 15 tuổi

Nơi xảy ra vụ việc là địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Hội nghị Nhà hàng 83 có địa chỉ 83 Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM.

Trước đó, theo đơn cầu cứu của gia đình nạn nhân gửi tới Báo Lao động Thủ đô, em Nguyễn Thanh Châu, 15 tuổi, làm nhân viên phục vụ ở quán nhậu Heo Mán Mẹt, địa chỉ tại 83 Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM cho biết: Vào khoảng 21 giờ ngày 2/10, nhân viên quán tổ chức ăn uống, sau đó ông Sơn (đầu bếp của quán) chở Châu đến một quán karaoke tại quận Tân Bình để gặp các nhân viên khác.

Khi đến quán karaoke, Châu có gặp Nguyễn Hải Nam và Huỳnh Văn Thống. Trong quá trình hát karaoke, Nam nhiều lần tiến lại gần chỗ ngồi của Châu để sàm sỡ, tuy nhiên bị Châu chống cự.

Một lúc sau, Châu xin về, thấy vậy Nam và Thống đề nghị đưa về và được Châu đồng ý do lúc này đã 12h đêm, chỗ ở của Châu cũng gần chỗ ở của Nam và Thống. Khi về tới quán thì Châu xuống xe đi bộ về nhưng Thống cầm ba lô của Châu chạy vào trong quán nên Châu đã đuổi theo để lấy lại.

Khi lấy lại được ba lô và chuẩn bị rời khỏi quán thì bị Nam cưỡng chế đưa lên trên phòng VIP của quán. Tại đây Châu bị Nam và Thống sàm sỡ, thực hiện hành vi hiếp dâm nhưng bất thành do bị Châu chống cự quyết liệt.

Trong quá trình chống cự, Châu bị Nam và Thống đánh nhiều cái và đe dọa sẽ giết nếu Châu tiết lộ vụ việc.

Có thể khởi tố hành vi "Không tố giác tội phạm"

Phân tích vụ án, Luật sư Trương Hồng Điền, Văn phòng Luật sư Xuân Phú (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, các đối tượng lấy balo nạn nhân, để nạn nhân phải vào lấy lại, sau đó khống chế nhằm thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, nhưng bất thành do nạn nhân kiên quyết chống cự. Vết thương của nạn nhân bị các đối tượng gây ra khi kháng cự, sẽ được giám định và là chứng cứ để buộc tội cũng như định khung khi quyết định hình phạt cho các đối tượng phạm tội "Hiếp dâm trẻ em".

Công an đã khởi tố các đối tượng do cùng thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em là đúng, ngoài ra sẽ xem xét dấu hiệu không tố giác tội phạm của người biết được sự việc trực tiếp hoặc qua camera giám sát nhưng không trình báo, thậm chí cố tình xóa dữ liệu camera.

Riêng đối với hành vi ở quán karaoke của đối tượng Nguyễn Hải Nam, có thể xem xét dấu hiệu "Dâm ô đối với trẻ em" để khởi tố bổ sung khi xác minh đủ chứng cứ căn cứ theo Luật Trẻ em 2016 và Bộ luật Hình sự.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động