Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân
Tại Hội thảo “Bán hàng với công cụ và công nghệ mới & Chinh phục các thị trường tỷ dân” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia Nguyễn Phi Vân cho rằng, nếu muốn khai phá thị trường Ấn Độ thì doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm lý tốt để không bị "sốc" về văn hóa nơi này. Nhất là sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp xã hội ở Ấn Độ còn rất lớn. Nếu không hiểu được những yếu tố này các doanh nghiệp có thể gặp những sự cố "khóc dở mếu dở" khi đàm phán.
Với 36% người dân Ấn Độ có thể nói được tiếng Anh, nên doanh nghiệp khi qua Ấn Độ thì phải nói được tiếng Anh. Ấn Độ cũng là cái nôi của Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo và đạo Sikh. Cùng với sự đa dạng về tôn giáo, phân biệt về đẳng cấp nên sự tương phản, khác biệt giữa các vùng khác nhau, giữa các nhóm khách hàng khác nhau là rất lớn. Vì thế khi tiếp cận với thị trường Ấn Độ các doanh nghiệp phải hiểu rằng đang tiếp cận một thị trường của nhiều thị trường, quốc gia của nhiều quốc gia…
Chuyên gia Nguyễn Phi Vân chia sẻ về những lưu ý khi muốn bán hàng tại thị trường Ấn Độ. |
"Một điểm cần lưu ý khác khi tiếp cận thị trường Ấn Độ, đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá. Công ty tôi từ Úc đi qua Ấn Độ bán cà phê, trên menu bán rất nhiều loại sản phẩm trong đó extra shot (ly thêm). Trong ngày đầu mở bán họ vào rất nhiều nhưng chỉ order extra shot vì đơn giản nó rẻ nhất", chuyên gia Nguyễn Phi Vân chia sẻ.
Cũng theo lưu ý của chuyên gia Nguyễn Phi Vân, các doanh nghiệp Việt cũng cần quan tâm đến số lượng 38% người dân Ấn Độ ăn chay. Dó đó, các công ty, kể cả các công ty lớn khi vào thị trường Ấn Độ là thì phải luôn nghĩ đến dân số ăn chay này, các sản phẩm chay sẽ là sản phẩm đầu tiên trước khi nhìn qua các sản phẩm khác.
Một điểm thú vị khác ở thị trường Ấn Độ, đó là người tiêu dùng quan trọng sự tối ưu hóa sản phẩm. Khi mua một chai nước, một hộp snack… họ quan tâm đến chuyện tận dụng cái chai, cái hộp đó để làm lọ đựng hoa hay hộp đựng đồ.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam được ưa chuộng tại các thị trường quốc tế. |
"Hiện giữa ASEAN và Ấn Độ đã có hiệp định thương mại tự do, nhưng không có nghĩa thuế bằng 0 có một số mặt hàng đặc biệt thuế xuất chỉ giảm từ 75% xuống 45%, thuế xuất cực cao. Vì thế khi vào thị trường Ấn Độ để tránh các khoản thuế này chúng ta có thể phải tính trước chuyện tìm đối tác nội địa để sản xuất", chuyên gia Nguyễn Phi Vân cho biết.
Chia sẻ về việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit cho biết, đây là một thị trường 1,4 tỷ dân rất gần chúng ta, có khả năng mua rất tốt và họ lại rất yêu mến các sản phẩm của Việt Nam chúng ta.
"Nhưng tại sao chúng ta lại chỉ nghĩ rằng Trung Quốc họ chỉ mang hàng sang đây bán chứ đời nào họ chịu mua của chúng ta. Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước là trên 170 tỷ đồng. Trong những ngành mà người Trung Quốc yêu thích mà Việt Nam có thể cung cấp được là trái cây tươi, khô, chế biến… mỗi năm đều tăng trên 20% và sẽ còn tăng nhiều hơn nữa", ông Nguyễn Lâm Viên cho biết.
Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội bán hàng cho người dân Trung Quốc. |
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, cũng như người Ấn Độ, người Trung Quốc họ cũng không thích ăn rau, đó là lý do vì sao mà người Trung Quốc ăn trái cây nhiều. Sau đại dịch người Trung Quốc đi theo xu hướng tốt cho sức khỏe, nên họ càng ăn trái cây nhiều hơn, đó là lý do họ mở hàng rào cho các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia để xuất trái cây vào khi nguồn cung từ Thái Lan không đủ.
"Có nhiều người nói Trung Quốc cũng trồng sầu riêng nhiều, trồng trái cây nhiều… Tôi nói chúng ta không phải lo, vì Trung Quốc có nửa năm là mùa đông. Mùa hè trái cây họ có thể trồng tốt trong 6 tháng mùa hè, nhưng mùa đông thì họ sẽ thiếu hụt, đó là cơ hội của chúng ta", ông Nguyễn Lâm Viên chia sẻ.
Ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, Trung Quốc đang xây những kho ngoại quan tại biên giới, để chuẩn bị làm livestream bán hàng, để chuẩn bị xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các cảng của Trung Quốc cũng đang xây những kho ngoại quan để chuẩn bị cho phương thức kinh doanh mới, đi từ nhà máy đến ngay khách hàng. Do đó, doanh nghiệp Việt cũng cần xây dựng những kho ngoại quan như thế để bán lại cho Trung Quốc và cũng đưa hàng vào kho ngoại quan.
"Người Việt Nam cần phải làm quen, phải thử mua hàng trên các nền tảng taobao chẳng hạn, xem cách thức họ làm thế nào, để mình cũng có thể bán lại cho họ theo phương thức tương tự. Chúng ta giờ phải nghĩ đến chuyện ngồi ở Việt Nam livestream bán hàng cho người Trung Quốc, Ấn Độ. chúng ta phải làm quen, phải tập bán hàng ngay từ bây giờ", ông Nguyễn Lâm Viên cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết
Thị trường 01/02/2025 17:33
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm
Thị trường 01/02/2025 08:00
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp
Thị trường 01/02/2025 07:59
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới
Thị trường 01/02/2025 06:09
Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Thị trường 31/01/2025 19:38
Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 31/01/2025 17:55
Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 31/01/2025 07:07