-->

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Hà Nội đang thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số, khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước. Đóng góp tích cực vào sự chuyển mình của Thủ đô, chính quyền cấp cơ sở đã khai mô hình “phường số”, “tổ dân phố chuyển đổi số”; cải thiện chỉ tiêu còn hạn chế về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính…
Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số từ các tổ dân phố

Thời gian qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền số đã được các cấp chính quyền Thủ đô quan tâm, chú trọng. Tại nhiều địa phương nhiều mô hình “phường số”, “tổ dân phố chuyển đổi số” đã thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân.

Tại phường Thổ Quan (quận Đống Đa), thực hiện chỉ đạo của quận Đống Đa, ngày 17/6/2024, phường Thổ Quan đã ban hành Đề án về xây dựng mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và mô hình “Điểm phát wifi miễn phí”. Thông qua 2 mô hình trên, nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân
Đoàn thanh niên phường Thổ Quan hướng dẫn người dân quét mã QR cập nhật quy định liên quan đến việc thực hiện các TTHC.

Theo tìm hiểu mỗi điểm “Tổ dân phố chuyển đổi số” được bố trí các trang thiết bị như: Bàn, ghế, máy tính, máy in, máy scan, hệ thống camera, màn hình cỡ lớn, thiết bị họp trực tuyến... để triển khai thực hiện. “Tổ dân phố chuyển đổi số” cung cấp hình thức hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, VNeID trong công tác tố giác tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, nhận lương, chế độ, bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt.

Là một trong hai quận được Thành phố chọn triển khai mô hình chuyển đổi số điển hình, quận Long Biên đã triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp phường trên địa bàn năm 2023 - 2024 với 11 mô hình thí điểm gồm: Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số; cơ quan chuyển đổi số; Bộ phận Một cửa “Hiện đại - chia sẻ - hỗ trợ”; chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước; tổ dân phố chuyển đổi số; tổ công nghệ số cộng đồng; công dân số… Ngay sau khi triển khai, đã có 10/11 mô hình được 14/14 phường đăng ký triển khai và bắt đầu thực hiện.

Đáng chú ý, 5/14 phường đã đăng ký các mô hình mới gắn với thế mạnh từng phường, có thể kể đến như mô hình “Nhận diện khuôn mặt của công dân khi đến bộ phận Một cửa” tại Giang Biên; “Tuyến phố 4.0” tại Long Biên; “Ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá du lịch, giáo dục truyền thống địa phương” ở Việt Hưng; “Điểm truy cập wifi công cộng tại các nhà văn hóa phường” của Ngọc Lâm.

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân
Các đại biểu ấn nút phát động chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội và phường chuyển đổi số trên địa bàn quận Long Biên.

Còn tại huyện Gia Lâm, mới đây huyện thí điểm mô hình “Tổ dân phố số” ở Tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ. Với hơn 1.300 hộ dân, Tổ dân phố này đã triển khai trang Zalo OA với sự vào cuộc mạnh mẽ của Tổ chuyển đổi số cộng đồng, trong đó đặc biệt vai trò của Tổ trưởng Tổ dân phố.

Ông Đặng Xuân Lợi, Tổ trưởng tổ dân phố, quản trị viên Trang Zalo OA Tổ dân số Thành Trung cho hay, trang mới chính thức hoạt động chưa lâu, nhưng đã cho thấy hiệu quả của công nghệ thông tin trong quản lý dân cư. Hằng ngày, ông Lợi cập nhật thông tin tình hình về những vấn đề nổi bật trên địa bàn Tổ dân phố, chủ trương, việc giải quyết phản ánh của người dân về giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường... trên địa bàn.

“Với tỷ lệ hơn 82% người dân từ 15 tuổi trở lên có điện thoại thông minh, việc triển khai trang Zalo OA của tổ dân phố đã mang lại hiệu quả tuyên truyền tới mọi người dân, đồng thời, tiết kiệm thời gian, công sức cho chính bản thân tôi rất nhiều”, ông Lợi nói.

Ngoài ra, Tổ dân phố Thành Trung còn lắp đặt wifi miễn phí tại Nhà văn hóa tổ dân phố và nơi sinh hoạt cộng đồng, lắp camera an ninh tại các trục đường nên an ninh trật tự được đảm bảo.

Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính qua quy trình điện tử

Triển khai chỉ đạo của Thành phố, trong thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính (TTHC), nhiều sáng kiến được triển khai cở các quận, huyện để tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, số hóa hồ sơ, cấp kết quả giải quyết TTHC bản điện tử; nâng cao thái độ ứng xử, đạo đức công vụ của công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa quận, phường. Đề cao tính chuyên nghiệp, sự phục vụ của công chức đối với người dân, tổ chức, trên cơ sở lấy sự hài lòng của người dân làm một trong những cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức.

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân
Công tác cải cách hành chính tại quận Tây Hồ đã có những chuyến biến tích cực được nhân dân đánh giá cao.

Đối với quận Tây Hồ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho người dân khi tới làm việc. TTHC được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, đến nay 100% văn bản đi, văn bản đến tại quận (trừ văn bản mật) đều được số hóa; cấp chứng thư số và chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho 55 tổ chức và 858 cá nhân, 893 tài khoản sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Thành phố tới cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân quận.

Sau 9 tháng triển khai Bộ Chỉ số chuyển đổi số quận Tây Hồ đã thực hiện 86/90 nhiệm vụ, đạt 95%. Ủy ban nhân dân quận tiếp tục chỉ đạo thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng lộ trình Đề án chuyển đổi số và xây dựng quận Tây Hồ thông minh đến giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Dự án “Số hóa kết quả TTHC quận Tây Hồ” đã được đẩy mạnh triển khai thực hiện tại Bộ phận Một cửa quận và phường.

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân
Công chức quận Bắc Từ Liêm hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính.

Còn đối với Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, 100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình theo quy định của Thành phố; công khai quy trình, thành phần hồ sơ, thời gian trả, phí và lệ phí (nếu có), tên của công chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, số điện thoại đường dây nóng, hòm thư góp ý…

Đến nay, tổng số hồ sơ phải giải quyết trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm là 93.804 hồ sơ, giải quyết được 92.526 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98.63%; hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn: 92.526 hồ sơ, đạt tỷ lệ 100%; số hồ sơ đang giải quyết là 1.278 hồ sơ. Trong 9 tháng năm 2024, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến trên địa bàn quận luôn đạt 100%.

Về kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tổng hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả của quận và phường là 1.145 hồ sơ. 18 hộ sơ được tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn quận tiếp tục tiến hành lấy phiếu khảo sát ý kiến người dân, tổ chức đến giao dịch hành chính, kết quả: 4.008/4.008 phiếu đánh giá hài lòng. Những con số trên là minh chứng cho thấy công tác cải cách hành chính tại quận Bắc Từ Liêm đang ngày càng được nâng lên và có sự chuyển biến rõ rệt.

Lê Thắm - Trần Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động