-->

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Chung khảo cuộc thi "Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh" Khai mạc Ngày Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo - chuyển đổi xanh Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Củng cố vị trí dẫn đầu khu vực trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ “Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050”. Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều nỗ lực nhằm tiến đến mục tiêu này.

Bà Sunita Dubey, Đại diện quốc gia của Liên minh Năng lượng Toàn cầu vì Con người và Hành tinh (GEAPP) nhận định, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình chuyển đổi năng lượng, trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Đến năm 2023, các nguồn năng lượng tái tạo này chiếm 13% tổng lượng điện của cả nước - một bước nhảy vọt đáng kể so với mức ít ỏi chỉ vài năm trước đó. Thành công này được thúc đẩy bởi các chính sách có cấu trúc tốt, bao gồm biểu giá điện ưu đãi hấp dẫn cho các dự án năng lượng tái tạo, cùng với các khoản miễn thuế và giảm tiền thuê đất.

Mặc dù có những tiến bộ này, quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Cơ sở hạ tầng lưới điện không theo kịp tốc độ mở rộng nhanh chóng của công suất năng lượng tái tạo, dẫn đến tỷ lệ cắt giảm cao và tình trạng kém hiệu quả. Ví dụ, các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn đã bị giảm công suất do hạn chế về truyền tải, trong khi các dự án điện gió bị chậm trễ cho thấy những lỗ hổng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện.

Để giải quyết những điểm nghẽn này, cần phải đầu tư hơn nữa vào quá trình hiện đại hóa lưới điện, cũng như áp dụng các công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến như hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) để cân bằng các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục.

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là một quyết định kinh tế thông minh.

Hành trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 sẽ phụ thuộc vào khả năng duy trì đà phát triển trong khi giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống. Điều này bao gồm việc thúc đẩy chính sách để thu hút đầu tư tư nhân, cải thiện tính linh hoạt của thị trường năng lượng và tích hợp các giải pháp toàn diện đảm bảo lợi ích cho tất cả cộng đồng. Làm được những điều này, Việt Nam không chỉ có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà còn củng cố vai trò là quốc gia dẫn đầu khu vực trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Mang lại những cơ hội kinh tế - xã hội trong dài hạn

Quá trình chuyển đổi năng lượng mang lại những cơ hội kinh tế - xã hội dài hạn cho Việt Nam. Về mặt kinh tế, các dự án năng lượng tái tạo giúp tạo thêm việc làm, bao gồm lắp đặt, bảo trì và chuỗi cung ứng.

Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA), sự chuyển dịch năng lượng tái tạo trên toàn cầu có thể tạo ra 42 triệu việc làm vào năm 2050, trong đó Đông Nam Á sẽ hưởng lợi đáng kể. Mở rộng quy mô các ngành năng lượng mặt trời và gió của Việt Nam có thể phát triển lực lượng lao động lành nghề và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh.

Về mặt xã hội, việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống sẽ cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách cắt giảm ô nhiễm không khí, vốn ảnh hưởng không cân xứng đến các nhóm dân số dễ bị tổn thương. Sự chuyển dịch này sẽ giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, các dự án năng lượng tái tạo phi tập trung, chẳng hạn như lưới điện mặt trời siêu nhỏ, có thể trao quyền cho cộng đồng nông thôn bằng cách giải quyết bất bình đẳng về năng lượng, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu.

Về lâu dài, vị thế dẫn đầu của Việt Nam về năng lượng tái tạo sẽ tăng cường an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu truyền thống và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

“Bằng cách liên kết các mục tiêu năng lượng với các chiến lược phát triển toàn diện, Việt Nam không chỉ có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 mà còn có nền kinh tế kiên cường và công bằng hơn”, bà Sunita Dubey nhấn mạnh.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc chuyển đổi năng lượng xanh. Quá trình này đem lại cơ hội việc làm cho nhiều người, thúc đẩy nền kinh tế xanh, bảo đảm an ninh năng lượng và mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước hình chữ S.

Chuyển đổi xanh là yếu tố sống còn với doanh nghiệp

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, nếu doanh nghiệp không chuyển đổi xanh, dần dần sẽ khó bán được hàng do yêu cầu từ phía người tiêu dùng và những tiêu chuẩn mà các quốc gia đối tác đặt ra.

Tiến sĩ Võ Trí Thành đánh giá, trải qua năm 2023 và đầu năm 2024, bức tranh kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi theo từng quý. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân đang chững lại, thậm chí có phần sụt giảm. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng đáng kể từ năm 2023. Nhìn rộng hơn đó là năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển.

Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ cũng như cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tính dẫn dắt, có thương hiệu tầm cỡ quốc tế hay có khả năng đột phá trong khoa học công nghệ, sáng tạo đều còn rất ít.

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra một tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5% sản lượng điện sản xuất.

Ngoài những khó khăn nội tại kể trên, sự liên kết, sức lan tỏa từ những doanh nghiệp dẫn dắt, nhất là khu vực FDI hay một số doanh nghiệp lớn trong nước đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa còn hạn chế. Bao gồm cả về công nghệ và về kỹ năng.

Đây là một bài toán lớn từ vấn đề nhận thức vai trò của khu vực tư nhân đến những chính sách hỗ trợ. Cũng lưu ý rằng sự hỗ trợ cần “khéo” khi vẫn cần mang tính chất thị trường, cạnh tranh và đảm bảo cam kết với quốc tế.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng trong ngắn hạn, chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện từ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đến giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cùng với đó là những chính sách về kích cầu tiêu dùng, đầu tư và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Ngoài việc hỗ trợ trước mắt qua chính sách tiền tệ tài khóa, một điều quan trọng nữa là phải làm sao để họ vừa vượt khó, vừa bắt nhịp được với xu thế.

Ví dụ như câu chuyện xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số để tham gia vào chuỗi cung ứng, tăng khả năng đổi mới sáng tạo. Đây vừa là bài toán chính sách trước mắt, vừa là bài toán dài hạn.

Nhắc tới việc chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, điều quan trọng chính là sự nhận thức. Chúng ta cũng thấy đã có sự chuyển dịch tốt hơn cả ở hoạch định chính sách và sự nỗ lực của doanh nghiệp. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc cam kết, chiến lược thị trường mà là sống còn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không xanh, dần dần sẽ khó bán được hàng do yêu cầu của người tiêu dùng và những tiêu chuẩn mà những quốc gia đối tác đặt ra.

Đây cũng là một quá trình chuyển đổi không đơn giản vì cần chi phí lớn, đòi hỏi công nghệ và cả kỹ năng. Trong câu chuyện này, rõ ràng vai trò của Nhà nước, chính sách là quan trọng như hỗ trợ hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu triển khai, đổi mới sáng tạo…

Sự hỗ trợ vừa cần đảm bảo tính chất thị trường, vừa đúng cam kết và vừa khéo léo để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam có thể dần bứt phá.

“Giai đoạn tới, Việt Nam chắc chắn phải có những động thái mạnh mẽ để thúc đẩy năng lượng tái tạo, nhằm thực hiện các cam kết tại COP26. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi rất nhiều điều kiện liên quan. Thứ nhất, về mặt quy hoạch điện, phải có những tính toán và phân tích kỹ lưỡng về khả năng huy động các nguồn phụ trợ, để có thể xử lý được các thách thức liên quan đến nguồn điện có tính chất không ổn định như điện gió, điện mặt trời. Chính phủ cần phải chủ động hơn trong việc đưa ra các định hướng, chiến lược, chính sách hài hòa giữa các bên: Nhà đầu tư phải cảm thấy có sự tin cậy khi bỏ vốn đầu tư. Một điều quan trọng nhất là Chính phủ cần có những cam kết mang tính chất dài hạn, thay vì chỉ đưa ra những chính sách mang tính chất ngắn hạn”.

(Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh)

Khánh An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (16/4): Trên thị trường trong nước, giá vàng tiếp đà tăng, trong đó giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả 2 chiều.
Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,46%, đạt mức 100,10.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Nhận định bóng đá trận Real Madrid vs Arsenal diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2024/25.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin khác

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Xem thêm
Phiên bản di động