Chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập cho người dân
Những người vác tù và ở thôn La Thạch, xã Phương Đình | |
Làm giàu từ quê hương Đan Phượng | |
Hà Nội dự kiến huy động 89 nghìn tỷ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn |
Nhiều thành tựu từ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”, tới nay Hà Nội đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Từ cây lúa kém hiệu quả, người dân thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã chuyển sang trồng hoa màu đưa lại thu nhập cao. (Ảnh: Lương Hằng) |
Những năm qua, toàn Thành phố chuyển đổi được 40.229,4 ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cây rau an toàn: 2.932,4 ha; cây ăn quả: 7.390,6 ha; hoa cây cảnh: 1.325,5 ha; chăn nuôi xa khu dân cư: 712,8 ha; nuôi trồng thủy sản: 6.947,2 ha; lúa chất lượng cao: 15.677,1 ha; các mô hình VAC, VACR: 2.398,5 ha.
Việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao đã giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn. Cụ thể, Thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%.
Thành phố cũng triển khai một số vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng… cho giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; các vùng trồng cây ăn quả ở một số huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm được thành lập với giá trị từ 0,5-1 tỷ/ha/năm.
Không chỉ vậy, nhiều địa phương đã sản xuất và xây dựng được thương hiệu cho một số giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như: Phật thủ; nhãn chín muộn; cam canh; bưởi Tôm vàng; vùng trồng hoa, cây cảnh với giá trị từ 0,5-1,5 tỷ/ha/năm.
Thành phố cũng thành lập các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các huyện như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ đưa lại giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm và phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tại một số huyện như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức đưa lại hiệu quả kinh tế cao từ 200-300 triệu đồng/ha/năm,...
Tiếp tục phát huy thế mạnh từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Những kết quả của việc thay đổi thành công cơ cấu cây trồng của thành phố Hà Nội cũng được minh chứng thông qua hiệu quả của những mô hình kinh tế. Tại một số quận, huyện, việc đẩy mạnh chuyển đổi vùng lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả đã giúp cuộc sống người dân thêm phần ổn định. Một trong những huyện có diện tích chuyển đổi lớn phải kể đến các huyện Sóc Sơn, Ứng Hòa, Ba Vì, Thanh Oai, Phú Xuyên, Quốc Oai…
Mô hình trồng rau an toàn đưa lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. (Ảnh: Lương Hằng) |
Ghé thăm xã Đông Xuân (huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được không khí tất bật của người dân trên những cánh đồng khi bắt đầu vào vụ thu hoạch hoa nhài. Những cánh đồng bạt ngàn hoa nhài hiện tại vốn là vùng trồng lúa kém hiệu quả, sau nhiều lần chuyển đổi cây trồng, nhận thấy hoa nhài sinh trưởng và phát triển tốt, người dân xã Đông Xuân đã đưa cây nhài thành cây trồng chính.
Từ diện tích nhỏ lẻ vườn nhà, đến nay, các hộ dân trong xã đã mở rộng diện tích lên đến hàng chục ha. Thời gian thu hoạch hoa nhài kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, trong đó, tháng 6 là giai đoạn hoa nhài nở rộ. Thời điểm vào khoảng tháng 9, tháng 10 được xem là cuối vụ thu hoạch hoa nhài. So với việc trồng lúa, cây nhài cho thu nhập cao hơn nhiều và việc chăm sóc cũng không quá phức tạp. Theo cô Thủy (xã Đông Xuân), nếu được chăm sóc tốt, một sào trồng hoa nhài có thể cho thu hoạch hơn 3 tạ hoa/vụ, trừ chi phí có thể thu lời hàng chục triệu đồng.
Tương tự, từ nhiều năm nay, người dân xã Vĩnh Thượng, huyện Ứng Hòa cũng đã dần ổn định cuộc sống hơn nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng. Trên cánh đồng dưa lê tươi tốt, bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) cho hay, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn.
Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc chỉ cần để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch. Hiện tại, thu nhập từ việc trồng rau màu đã đưa lại cuộc sống ổn định cho bà Thúy cũng như các thành viên trong gia đình.
Còn tại huyện Mê Linh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng hoa cũng đưa lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Vốn là một xã nghèo, trước đây, phần lớn diện tích đất xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đều là đất bỏ hoang, người dân xã Tráng Việt sống chủ yếu nhờ nghề nuôi tằm, trồng chuối và trồng mía. Tuy nhiên, thu nhập từ những nghề này không cao nên khi nhắc đến chuyện đồng áng, người dân xã Tráng Việt cũng không mấy mặn mà.
Cách đây gần 15 năm, huyện Mê Linh có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ trương này đã có tác động lớn đến sự thay đổi của vùng đất này. Nhận thấy những cây trồng truyền thống như chuối, mía đã không còn phù hợp, thu nhập bấp bênh, một số gia đình xã Tráng Việt đã tiên phong trong việc vay vốn để cải tạo đất, phát triển rau sạch.
Là một trong những gia đình tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng, anh Ngô Văn Cát (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) vẫn còn nhớ những khó khăn ban đầu mà gia đình anh phải trải qua. Anh Cát cho biết, vùng đất hiện tại đang trồng rau của gia đình anh vốn là những lò gạch bỏ hoang, chỉ có cỏ dại mọc um tùm. Nhận thấy vùng đất này có tiềm năng phát triển rau sạch, cả nhà bỏ hết vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để nhận thầu hơn 25 hecta và tiến hành cải tạo đất và trồng rau màu.
Tính tới thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích rau màu đã đưa lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Do hợp đất nên rau màu tươi tốt, phát triển rất nhanh và ít gặp sâu bệnh hại. Với diện tích trồng rau lớn, mỗi năm, gia đình anh Cát thu về hàng trăm triệu đồng.
Không thể phủ nhận những thành công từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong việc phát triển kinh tế địa phương. Đây là tiền đề để các địa phương tiếp tục thực hiện tốt việc phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng hàng hoá, giúp nông dân cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Nông thôn mới 09/01/2025 15:02
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22