--> -->

Chuyện của người thầy tạo mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh

40 năm qua, ông Trần Duyên Hải gắn bó hàng ngày với những mảnh đời bất hạnh, trẻ em sống lang thang, bụi đời đường phố. Nhờ sự giúp đỡ của ông, biết bao mảnh đời bất hạnh đã được “xây” lại, tìm cách hoàn lương, tránh xa được những cạm bẫy, tệ nạn xã hội và sống có ích hơn.  
chuyen cua nguoi thay tao mai am cho nhung manh doi bat hanh LĐLĐ huyện Phú Xuyên bàn giao “mái ấm công đoàn”
chuyen cua nguoi thay tao mai am cho nhung manh doi bat hanh Trao mái ấm tình thương tại xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Chúng tôi gặp ông Trần Duyên Hải tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em khuyết tật Việt Nam trong con ngõ nhỏ ở phường Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội) khi ông đang tận tình chỉ dạy những đường kim mũi chỉ cho các em học viên. Mặc dù, đã gần 80 tuổi nhưng nhiệt huyết muốn đóng góp công sức, giúp đỡ các em nhỏ, những phận đời khó khăn trong ông vẫn vẹn nguyên như thời còn trai trẻ.

Ông vốn sinh ra trong một gia đình giàu có ở xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Bố mẹ ông nổi tiếng buôn bán giỏi và giàu có, nhưng không vì thế mà ông xa lánh, khinh miệt người nghèo. Ông không bao giờ quên hình ảnh những người đói ăn vật vờ khắp các ngả đường, xó chợ.

chuyen cua nguoi thay tao mai am cho nhung manh doi bat hanh
Học trò của ông Hải đa phần là trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật nhưng các em đều có nghị lực vươn lên (Ảnh: Nguyễn Hoa)

“Năm ấy, tôi mới được chừng 8,9 tuổi ở Thái Bình rất nhiều người chết đói, họ kéo nhau sang ăn xin rất đông, bởi quê tôi có chợ Gò, người dân buôn bán rất tấp nập. Dân làng thấy vậy, nhà nào cũng đóng cổng, đóng cửa thật chặt. Họ đói quá, gõ cửa xin ăn, nhưng ít nhà cho. Hồi đó, bố mẹ đi vắng, tôi ở trong nhà thò tay qua cái lỗ nhỏ ở cổng cho họ nắm cơm, bát gạo. Có lần, tôi lấy tiền của bố mẹ chia cho họ.

Nhưng không ngờ, khoảng hai chục năm sau, có một gia đình ở Thái Bình, tìm đến đúng địa chỉ nhà tôi để cảm ơn mấy đồng bạc tôi cho đã cứu sống gia đình họ. Lúc đấy, bố mẹ tôi mới ngớ người ra vì con mình đã từng lấy tiền của nhà đem cho người khác. Trong cả cuộc đời tôi, từ khi nhỏ cho tới bây giờ, đã hai lần tôi đi “ăn trộm”, một lần trộm tiền của bố mẹ khi còn nhỏ, lần hai là trộm tiền của vợ để chia cho người nghèo khổ sở”, ông Hải hồi tưởng lại.

Trước kia ông dạy học ở trường Trung cấp Thương nghiệp Hà Nội, mỗi khi rảnh rỗi ông đạp xe lên khu Bờ Hồ, chợ Đồng Xuân. Nhìn thấy cảnh nhiều trẻ em lang thang bán bánh mì, đồ ăn, thậm chí trộm cắp vặt... ông không cầm được nước mắt. Mặc dù tiền lương ít ỏi nhưng lần nào gặp các em là ông đều cho tiền hoặc mua đồ ăn.

chuyen cua nguoi thay tao mai am cho nhung manh doi bat hanh
Ông Hải luôn yêu quý, xem học trò như các con của mình (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Hình ảnh trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, đói rách, gầy gò, tím tái lúc nào cũng ẩn hiện trong đầu khiến ông trăn trở làm sao cho các em có việc làm, chỗ ăn, chỗ ngủ,...

Tới năm 1978 ông Hải quyết định đi “nhặt”, gom các em lại thành lớp để đào tạo nghề. Nhiều người khi thấy ông cưu mang và tạo công ăn việc làm cho trẻ em lang thang bụi đời, ăn xin, ăn cắp đã khuyên ông nên tránh xa công việc đó.

Không ít người cho rằng ông bao đồng, việc nhà không lo, lo việc thiên hạ, ngay chính vợ ông cũng nhiều lần can ngăn ông làm việc đó. Đã không ít lần, ông bị công an quận gọi lên chất vấn về việc tụ tập trẻ em vô gia cư. Hơn ai hết, ông Hải hiểu rõ bản chất của các em không xấu mà do hoàn cảnh xô đẩy nên vẫn cưu mang các em.

Nguyện gắn bó với trẻ cơ nhỡ đến khi “xuôi tay”

Hiểu và cảm thương trước những mảnh đời bất hạnh, năm 1983, ông Hải xin nghỉ việc ở trường, quyết định mở xưởng may từ thiện để dạy nghề cho đám trẻ khuyết tật. Ông mua vài cái máy khâu, thuê một căn phòng nhỏ làm chỗ dạy nghề và ăn ở cho các em.

Ông vốn biết nghề may nên đứng ra trực tiếp dạy nghề may cho lũ trẻ. Dần dần, số học viên tìm đến lớp học may của ông tăng lên 10 đến 20 em. Em nào học nghề xong ông lại xin việc làm tại một số xưởng may nhỏ trên thành phố.

Bằng sự quyết tâm, cố gắng của mình, đến năm 2000 ông Hải đã thành lập được Trung tâm Dạy nghề nhân đạo đào tạo việc làm cho trẻ em khuyết tật. Ở Trung tâm nhân đạo này, tất cả các em đều gọi ông Hải là “thầy” bởi ông không chỉ là người thầy dạy nghề mà còn dìu dắt, dạy bảo đám trẻ những bài học làm người.

chuyen cua nguoi thay tao mai am cho nhung manh doi bat hanh
Có những em gắn bó 3 năm tại Trung tâm, nơi đây trở thành ngôi nhà của các em (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Với ông Hải, ở các em luôn có một khát khao, một nghị lực vượt lên số phận, chỉ cần có cơ hội họ sẽ đủ khả năng để phát triển. Theo ông, dạy trẻ em bình thường đã khó, đối với trẻ khuyết tật càng khó gấp nhiều lần. Các em rất dễ bị tổn thương, hay bị kích động và có nội tâm không ổn định. Ông bảo: “Cáu gắt với các cháu không mang lại hiệu quả, vì thế tôi thường xuyên động viên khuyên các cháu gắng chăm chỉ học hỏi có cái nghề để kiếm sống”.

Khó khăn là vậy, thế nhưng 40 năm nay ông Hải vẫn cần mẫn, kiên trì, nhẫn nại và không bao giờ cho phép mình nản chí. Rất nhiều thế hệ học trò được ông dạy nghề đã trở về địa phương lập nghiệp mở tiệm áo cưới, xưởng may thậm chí có những thế hệ học trò làm giám đốc công ty may mặc có cuộc sống ổn định, hạnh phúc.

Giờ đây, dù đã tạo được cần câu cơm cho các em nhưng ông Hải vẫn ấp ủ dự định xây một khu nhà ở rộng chừng 5000m2, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng khuyết tật có chỗ ở để sinh sống tại Thủ đô vì ông hiểu rằng nếu về quê, họ sẽ thất nghiệp. “Bây giờ, nhìn thấy các cháu làm việc thành thạo thu nhập ổn định hàng tháng, có chồng con, cuộc sống ổn định hạnh phúc tôi cũng thấy ấm lòng, mát dạ. Tôi sẽ cố gắng để giúp đỡ được nhiều trẻ có hoàn cảnh khó khăn hơn”, ông Hải chia sẻ.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Ngày 13/5, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn Thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.
Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động