Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với thách thức gia tăng trong đại dịch Covid-19
Muốn thoát kịch bản “xấu” về kinh tế nhanh thì phải chống dịch tốt Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid |
Theo phân tích của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chuỗi cung ứng toàn cầu có sự thay đổi lớn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thời kỳ khủng hoảng này cho thấy sự mong manh của chuỗi cung ứng hiện đại. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, ảnh hưởng của Covid-19 khiến kinh tế các nước kiệt quệ, thương mại toàn cầu giảm sút, trong đó các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu cũng chao đảo vì khủng hoảng.
WEF cho rằng, đa dạng hóa nguồn cung và ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số được coi là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng thông minh và bền vững, đảm bảo sự phục hồi lâu dài sau đại dịch.
![]() |
Cần phải có chuỗi cung ứng thông minh hơn, mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn để vượt qua cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra. (Ảnh minh họa: Reuters) |
Thách thức gia tăng
Đại dịch Covid-19 đã tấn công thương mại và đầu tư toàn cầu với tốc độ và quy mô chưa từng có. Các công ty đa quốc gia phải đối mặt với cú sốc nguồn cung nguyên liệu, tiếp đến là cú sốc về nhu cầu khi ngày càng nhiều quốc gia áp lệnh cách ly và giãn cách xã hội. Các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân đột nhiên gặp khó khăn trong việc mua sắm các sản phẩm và nguyên liệu cơ bản, đồng thời buộc phải đối mặt với sự mong manh của chuỗi cung ứng hiện đại.
Tradeshift, một nền tảng toàn cầu về quản lý chuỗi cung ứng, cho biết mức độ ảnh hưởng lớn của đại dịch đến thương mại và nhu cầu. Cụ thể, Trung Quốc, giao dịch thương mại trong nước và quốc tế đã giảm 56% so kể từ giữa tháng 2/2021. Trong khi đó Mỹ, Anh và châu Âu cũng chứng kiến mức giảm 26% vào đầu tháng 4 và tiếp tục giảm 17% vào cuối tháng 4 vừa qua.
Thương mại đã đi ngang ở mọi khu vực bị ảnh hưởng bởi việc phong tỏa, giãn cách. Tổng thể giao dịch hàng tuần trên nền tảng Tradeshift kể từ ngày 9/3/2021 giảm trung bình 9,8%, so với số liệu trước khi bùng phát Covid-19.
Hai tác dụng phụ của sự co lại trong thương mại toàn cầu đã xuất hiện. Một là mất nhiều thời gian hơn để giải quyết một hóa đơn, đảo ngược xu hướng thanh toán nhanh hơn trước đây. Theo dữ liệu của Tradeshift, các doanh nghiệp mất trung bình 36,7 ngày để giải quyết một hóa đơn vào năm 2019, so với 36,8 ngày trong năm 2018. Trong quý đầu tiên của năm 2020, thời hạn thanh toán trung bình đã tăng 1,7% lên 37,4 ngày. Hai là, việc thiếu đơn đặt hàng thông qua chuỗi cung ứng đang tạo thành một "đợt thủy triều" với các đơn đặt hàng mới chậm lại và hóa đơn giảm. Khối lượng đặt hàng trung bình hàng tuần trên nền tảng Tradeshift đã giảm 15,9% kể từ ngày 9/3/2021. Hóa đơn đã giảm 16,7% trong cùng kỳ. Cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn đang nhận được tiền từ các đơn đặt hàng trước khi khóa sổ, nhưng những đơn hàng đó đang cạn dần. Những tháng tới có thể rất khó khăn cho các nhà cung cấp trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết cực đoan tại Trung Quốc đang trở thành một thách thức mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mùa mưa diễn ra kéo theo những cơn bão lớn có thể sẽ khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại một số cảng container sầm uất bậc nhất thế giới.
![]() |
Cảng Yantian - nằm ở trung tâm xuất khẩu và công nghiệp Thâm Quyến (Trung Quốc), đã phải ngừng dịch vụ nhận hàng container do cảnh báo bão. (Ảnh: Bloomberg) |
Mưa to, gió lớn và lũ lụt trong năm nay đã ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, khi ngành vận tải biển vốn đã quá căng thẳng để hồi phục sau những tác động của dịch Covid-19 và bất ổn địa chính trị. Mọi thứ thậm chí còn có thể tệ hơn trong thời gian tới, trong bối cảnh dự báo sẽ có nhiều nhiều cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc trong tháng này.
Định hình lại tương lai
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn đã bộc lộ những lỗ hổng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nơi mà cuộc tranh giành thiết bị bảo vệ đã đặt ra những rủi ro cố hữu về hàng tồn kho và các mô hình tìm nguồn cung ứng đơn lẻ. Tác động của việc Trung Quốc đóng cửa và sự thống trị của nước này trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng đã làm nổi bật thêm vấn đề mà chuỗi cung ứng hiện đại phải đối mặt. Khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, các nhà sản xuất phải vật lộn để xoay trục để tìm nhà cung cấp thay thế. Do đó, rất có thể, các công ty toàn cầu sẽ đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ trong tương lai, thay vì chỉ dựa vào Trung Quốc. Các trung tâm sản xuất như Việt Nam, Mexico và Ấn Độ có thể sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này.
Sẽ có sự phân cấp về năng lực sản xuất, và một số quốc gia bắt đầu chuyển các mắt xích trong chuỗi cung ứng của họ về nước. Xu hướng này phát triển cùng với xu hướng tự động hóa và sản xuất hàng loạt. Quá trình chuyển đổi sang một mô hình mới cho chuỗi cung ứng sẽ được củng cố bằng việc số hóa nhanh chóng.
Bất chấp những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ, mối quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp vẫn chủ yếu dựa trên giấy tờ. Số hóa mối quan hệ người mua - nhà cung cấp là yếu tố cơ bản để xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc và tiết kiệm thời gian. Với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), chuỗi cung ứng có thể nhanh chóng chuyển sang các nhà cung cấp thay thế khi các nhà cung cấp thông thường gặp phải sự gián đoạn. Cuộc khủng hoảng hiện tại tạo sức ép để thiết lập lại một hệ thống đã dựa trên các quy trình lỗi thời, tạo ra các chuỗi cung ứng thông minh và nhanh chóng, là chìa khóa để xây dựng một mạng lưới thương mại và đầu tư toàn cầu có khả năng vượt qua những "cơn bão" trong tương lai./.
Theo Trần Ngọc/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới
Thị trường 20/04/2025 07:22

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần
Thị trường 20/04/2025 07:22

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại
Thị trường 20/04/2025 06:34

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn
Thị trường 20/04/2025 06:34

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu
Thị trường 19/04/2025 15:11

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng
Thị trường 19/04/2025 12:06

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 07:20

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng
Thị trường 19/04/2025 06:53

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng
Thị trường 19/04/2025 06:20

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá
Thị trường 18/04/2025 18:37