-->

Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, nếu không giúp các nước nghèo chống đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại tới 4.500 tỷ USD.
Vượt qua thách thức, cơ hội đặc biệt đến với Việt Nam Gửi thông điệp đến các thành viên trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, triển vọng kinh tế đang khác biệt đối với các quốc gia phần lớn dựa trên việc họ triển khai tiêm chủng Covid-19 tốt như thế nào. Trong dự báo mới nhất mà IMF vừa công bố hôm 27/7, tổ chức này cho biết triển vọng kinh tế đang được cải thiện đối với các nền kinh tế tiên tiến, nơi gần 40% dân số đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, bất chấp những thách thức từ các biến thể mới của virus corona.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp đã khiến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dễ bị tổn thương hơn trước các đợt đại dịch và suy thoái kinh tế liên quan, IMF cho hay.

Tiếp cận vaccine sớm giúp các nền kinh tế có cơ hội phục hồi tốt hơn. (Ảnh minh họa: EPA)
Tiếp cận vaccine sớm giúp các nền kinh tế có cơ hội phục hồi tốt hơn. (Ảnh minh họa: EPA)

Trước đó, dù Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021, song cảnh báo nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với quá nhiều "sóng gió" do tình trạng thiếu nguồn vaccine ngừa Covid-19 cung cấp cho các nền kinh tế mới nổi, khiến thế giới dễ bị tổn thương trước các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay, nhưng tình trạng phục hồi không đồng đều giữa các nước đang gia tăng. Theo IMF, mức dự báo mới về tăng trưởng của kinh tế toàn cầu không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4/2021, nhưng kinh tế Mỹ được cho là sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức 7% trong năm nay, nhờ gói chi tiêu lớn của chính phủ và chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 được triển khai rộng rãi, còn dự báo tăng trưởng của Ấn Độ bị hạ xuống do nước này đối mặt với số ca nhiễm gia tăng.

Nhờ chương trình tiêm chủng vaccine cho phép mở cửa nền kinh tế, các dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và năm tới được nâng lên, trong đó, năm tới là 4,9%.

IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Canada và Anh lên các mức tương ứng là 6,3% và 7%, của Khu vực sử dụng đồng euro được tăng nhẹ lên 4,6%.

Mức tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ bị hạ xuống 9,5% và thậm chí của Trung Quốc bị hạ 0,3 điểm phần trăm xuống 8,1%.

Mặc dù một số quốc gia thị trường mới nổi như Brazil và Mexico có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay, các nước đang phát triển là nhóm nước đang tụt lại sau và gặp khó khăn trong việc phục hồi về các mức trước đại dịch.

Theo IMF, tiếp cận vaccine đã trở thành vấn đề chính quyết định phục hồi nền kinh tế toàn cầu. Tổ chức này nhấn mạnh, ưu tiên cấp bách là cung cấp vaccine đồng đều trên toàn cầu. Các nước phát triển đã tiêm chủng cho gần 40% dân số, trong khi con số này ở các thị trường mới nổi chỉ là 10% và thậm chí là thấp hơn ở các nước thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, IMF cảnh báo mối nguy hiểm đối với nền kinh tế toàn cầu nếu các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Sự phục hồi sẽ không được đảm bảo ngay cả ở những nước mà tỷ lệ lây nhiễm hiện ở mức rất thấp nếu dịch vẫn lây lan ở các nước khác.

Chuyên gia kinh tế trưởng Gita Gopinath của IMF cho rằng, sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến GDP toàn cầu thiệt hại 4.500 tỷ USD vào năm 2025.

IMF cũng đang hối thúc kế hoạch chi 50 tỷ USD để kết thúc đại dịch, thông qua phân phối vaccine và giải quyết các nhu cầu cấp bách ở các nước thu nhập thấp.

IMF cho biết nếu không giúp các nước nghèo chống lại Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại tới 4.500 tỷ USD. (Ảnh minh họa: KT)
IMF cho biết nếu không giúp các nước nghèo chống lại Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại tới 4.500 tỷ USD. (Ảnh minh họa: KT)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo, nền kinh tế thế giới có nguy cơ mất 4.500 tỷ USD do các biến thể lây nhiễm cao của Covid-19 lây lan qua các quốc gia nghèo - nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. IMF kêu gọi các quốc gia giàu có hành động khẩn cấp để chia sẻ ít nhất 1 tỷ liều vaccine với các quốc gia đang phát triển, nếu không có nguy cơ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Việc triển khai vaccine nhanh chóng đã cải thiện triển vọng kinh tế ở các nước giàu có, bao gồm cả Vương quốc Anh, trong khi việc thiếu nguồn lực để cải thiện tỷ lệ tiêm chủng và hỗ trợ mở cửa nền kinh tế của họ đã làm giảm tốc độ tăng trưởng ở các nước thu nhập thấp.

IMF lưu ý, các thị trường tài chính có thể rơi vào tình trạng hoảng loạn nếu virus được cho là đang lây lan ngoài tầm kiểm soát, hạn chế cho vay và đầu tư, đồng thời hạ thấp tiềm năng tăng trưởng trong nhiều năm.

Chuyên gia kinh tế trưởng Gita Gopinath của IMF phân tích: Nếu đại dịch tồi tệ hơn và các điều kiện tài chính thắt chặt sẽ gây ra tác động kép đối với thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển và gây cản trở sự phục hồi. GDP toàn cầu giảm từ mức đỉnh 87,6 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 84,7 tỷ USD vào năm ngoái, có nghĩa là khoản lỗ 4.500 tỷ USD trong 4 năm sẽ giảm 1,3 điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP hàng năm của thế giới.

Theo chuyên gia Gita Gopinath, cần có hành động đa phương để đảm bảo khả năng tiếp cận vắc-xin, chẩn đoán và điều trị nhanh chóng trên toàn thế giới. Điều này sẽ cứu mạng sống của rất nhiều người, đồng thời ngăn chặn các biến thể mới xuất hiện và thêm hàng nghìn tỷ USD vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đề xuất gần đây nhất của IMF là đặt ra mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số ở mọi quốc gia vào cuối năm 2021 và ít nhất 60% vào giữa năm 2022 với chi phí khoảng 50 tỷ USD./.

Theo Trần Ngọc/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/kinh-te-toan-cau-co-the-thiet-hai-4500-ty-usd-neu-khong-giup-cac-nuoc-ngheo-chong-covid-878498.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư

(LĐTĐ) Liên quan tới việc sử dụng thống nhất mã số thuế với số định danh cá nhân, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp về chia sẻ dữ liệu, truy vấn dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế rà soát, chuẩn hóa thông tin mã số thuế cá nhân.
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, tại các chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, hoạt động kinh doanh đã sôi động trở lại. Trong đó, vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đó là giá cả các mặt hàng khá ổn định, nguồn cung dồi dào…
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, sau Tết và cả năm 2025, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và thực hiện theo thẩm quyền đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá.
Xem thêm
Phiên bản di động