-->

Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

(LĐTĐ) Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, giai đoạn 2016-2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành, gắn các tiêu chí xóa đói giảm nghèo với thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần đưa chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lan tỏa và phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong bảo đảm an sinh cho người dân.
Góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô và cả nước Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được bảo toàn và tăng trưởng Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội

Gắn phong trào thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành kế hoạch thực hiện, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh, chủ động, sáng tạo của các tập thể và công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Chung tay đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là các đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số; thực hiện tốt các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đảm bảo 100% người nghèo, người có công, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế; đồng thời đề xuất các giải pháp vận động, quyên góp, ủng hộ phần kinh phí chưa được ngân sách nhà nước hỗ trợ để người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc diện chính sách xã hội được tham gia bảo hiểm y tế.

Kết quả, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm đều tăng vượt so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao: Hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 86,5 triệu người (tăng 10,5 triệu người so với năm 2016); tính đến 30/9/2020 là 86,7 triệu người, đạt 98,49% kế hoạch.

Cụ thể: Số người tham gia bảo hiểm xã hội là 15,5 triệu người, trong đó có: 844,7 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo là trên 6,5 nghìn người, chiếm 1,13% và số người thuộc hộ gia đình cận nghèo là 9,7 nghìn người, chiếm 1,7% so với tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện).

Đặc biệt, riêng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mới năm 2019 tăng gấp 2 lần giai đoạn 10 năm trước từ 2008-2018. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 86,7 triệu người, đạt tỷ lệ 89,6% dân số, trong đó có: Hơn 2 triệu người thuộc đối tượng người nghèo; 1,7 triệu người thuộc đối tượng người cận nghèo.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân, dẫn đến công tác thu và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với quyết tâm phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện đồng bộ mọi giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức 2 lễ ra quân trên phạm vi toàn quốc với chủ đề “Hưởng ứng Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân - tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện” và “Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam - Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình” nhằm tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Kết quả, chỉ sau 4 ngày triển khai 2 lễ ra quân, cả nước đã vận động được 60.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và gần 64.000 người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Bảo hiểm xã hội cho biết, các chế độ, chính sách đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện kịp thời, đúng quy định; quyền lợi của người tham gia ngày càng được nâng cao. Năm 2019, giải quyết cho 12,5 triệu lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, tăng 44% so với năm 2016; thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 184 triệu lượt người, tăng 26% so với năm 2016.

Trong công tác chi trả, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giảm bớt thủ tục hành chính đảm bảo việc chi trả cho người hưởng được thực hiện nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, đúng quy định. Hiện, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chi trả khoảng 3,2 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; trong đó 2,6 triệu người nhận bằng tiền mặt, khoảng 600 nghìn người nhận qua tài khoản cá nhân.

Đa dạng các hoạt động quyên góp, ủng hộ người nghèo

Xác định việc bảo đảm quyền lợi chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm y tế cho người nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách xã hội... là giải pháp quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với Ban Chỉ đạo giảm nghèo tại địa phương, tích cực tham gia các chương trình, kế hoạch giảm nghèo bằng các hoạt động, đóng góp theo khả năng của đơn vị hoặc tổ chức chương trình quyên góp, vận động chính quyền, đoàn thể tại địa phương ủng hộ phần kinh phí chưa được ngân sách nhà nước hỗ trợ để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên; người thuộc diện chính sách xã hội; tổ chức các chương trình hỗ trợ người dân thoát nghèo tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện...

Theo đó, giai đoạn 2016-2020, công chức, viên chức toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đóng góp hơn 8 tỷ đồng và mua 3.300 thẻ bảo hiểm y tế hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp và hộ chính sách. Năm 2019, sau khi ban hành Kế hoạch số 1910/KH-BHXH ngày 05/6/2019 về hỗ trợ mua tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ bệnh nhân nghèo, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã huy động sự đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống và các cá nhân, tổ chức trao tặng 2.400 thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, tương đương 1,8 tỷ đồng (đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình là 165 người; đối tượng thuộc bảo hiểm y tế hộ gia đình là 1.869 người; đối tượng học sinh, sinh viên là 504 người).

Có 11 tỉnh, thành phố kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đã tặng 11.865 thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, học sinh, sinh viên và người có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh như: Kon Tum, Lâm Đồng, Cà Mau, Bình Phước, Đồng Tháp, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… Sự chung tay của toàn ngành Bảo hiểm xã hội trong hoạt động này không chỉ góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế mà còn giúp những người khó khăn có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế, được bảo vệ bởi quỹ bảo hiểm y tế mỗi khi ốm đau, bệnh tật để trở lại cuộc sống lao động, học tập, tiếp tục nỗ lực thoát nghèo.

Có thể thấy, thời gian qua, cùng với quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, sự nỗ lực chung tay của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác xóa đói, giảm nghèo đã góp phần lan tỏa chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để mọi người dân, người lao động, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm bảo an sinh xã hội đất nước./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

Đi làm vào Tết Âm lịch 2025, người lao động được nhận lương thế nào?

(LĐTĐ) Tết Âm lịch là dịp Tết lớn nhất trong năm, dịp để mọi người nghỉ ngơi, dành thời gian quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, không ít người lao động vẫn làm việc trong những ngày này vì yêu cầu công việc hoặc được động viên bằng mức lương hấp dẫn. Vậy người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch 2025 sẽ được nhận lương như thế nào?
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

(LĐTĐ) Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ”, năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động