--> -->

Chùa Kim Cổ - Một trong Thăng Long tứ quán của Hà Nội xưa

Hiện nay, tại số nhà 73, phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm có ngôi chùa Kim Cổ. Ít ai biết rằng, chùa Kim Cổ là một trong Thăng Long đại tứ quán của Hà Nội xưa và nay đang trở thành địa chỉ du lịch tâm linh yêu thích của nhiều người dân Thủ đô.  
chua kim co mot trong thang long tu quan cua ha noi xua Cửa ô duy nhất của kinh thành Thăng Long
chua kim co mot trong thang long tu quan cua ha noi xua Chùa Vua - Đấu trường cờ tướng danh tiếng đất Thăng Long
chua kim co mot trong thang long tu quan cua ha noi xua Đền Bà Kiệu: Gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long

Nói đến Hà Nội xưa, người ta vẫn thường nhắc Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Có lẽ, khái niệm Thăng Long tứ quán còn khiến nhiều người mơ hồ, mặc dù các công trình này đến nay vẫn còn giữ những giá trị văn hoá đặc sắc giữa lòng Hà Nội.

Cùng với Trấn Vũ quán, Huyền Thiên quán, Đế Thích quán thì Đồng Thiên quán (hay còn gọi là chùa Kim Cổ) là một trong Thăng Long tứ quán xưa.

chua kim co mot trong thang long tu quan cua ha noi xua
Chùa Kim Cổ là một trong Thăng Long tứ quán xưa. (Ảnh: K.T)

Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn, nơi đây trước kia nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.

Trước kia, Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ, một phường nổi tiếng của Kinh thành Thăng Long. Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại Kim Cổ dành cho Nguyên Phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện.

Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đời Tự Đức triều Nguyễn, cùng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.

Những ghi chép cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước. Bà còn được tôn vinh là Phật Bà Quan Âm.

Với gần 1000 năm tồn tại, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Kim Cổ vẫn bảo lưu được những nét văn hóa hiếm có của Thăng Long xưa. Chùa Kim Cổ là một di tích có giá trị trong kho tàng di sản văn hóa nước nhà.

chua kim co mot trong thang long tu quan cua ha noi xua
Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa hiếm có

Chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành. Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán Kim Cổ cổ tự. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ Đinh. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.

Hiện chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử­ cụ thể gồm tám pho thượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, một pho tượng Nguyên Phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một pho tượng Mẫu, tượng Chầu.

Trong đó, nổi bật là ba tấm bia niên hiệu triều Nguyễn bao gồm một quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, một bức cử­a võng, một bức cuốn thư chạm rồng, ba bức hoành phi sơn son, hai đôi câu đối.

Di tích chùa hiện nay còn là một phần tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của thành Thăng Long thời Lý.

K.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Chiều 11/5, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã cầm hòa Iran - đội tuyển đang xếp hạng 9 FIFA - với tỷ số 0-0 ở lượt cuối bảng B, qua đó chính thức giành vé vào tứ kết giải futsal nữ châu Á 2025 với tư cách nhất bảng.
Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.
Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động