Chùa Dục Tú – Khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc
Ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà thành | |
Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội |
Với bề dày lịch sử trên 300 năm, chùa Dục Tú đã vượt qua không gian hẹp của làng xã để trở thành một trong những điểm di tích thu hút nhiều khách đến tham, thưởng ngoạn. Chùa mang trong mình giá trị về mặt lịch sử to lớn.
Theo những tư liệu lịch sử để lại, đây là ngôi đình thờ Sĩ Nhiếp – người đã có vai trò thúc đẩy một bước mạnh mẽ phát triển nho học ở Giao Châu. Trong quá trình làm Thái thú, ông đã chăm lo, tạo dựng cuộc sống cho người dân nơi dây và được các sử gia đương thời của nước Việt đánh giá là một nhân vật tích cực.
Chùa Dục Tú hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý, như cuốn Thần phả ghi sự tích của Sĩ Nhiếp cùng 18 đạo sắc phong thần, trong đó có 7 sắc phong thời Lê, 2 sắc phong thời Quang Trung và 9 sắc phong thời Nguyễn; đôi vẹt thờ có nghệ thuật tạo tác thế kỷ XVII cùng các đồ thờ có giá trị nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX.
Chùa Dục Tú - Khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc |
Về góc độ kiến trúc nghệ thuật, chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn với tổng thể kiến trúc gồm giếng đình, sân, tiền tế, đại đình, hậu cung và đền liền sát. Sân rộng lát gạch bát tràng cổ, tiền tế là một tòa nhà 5 gian 4 mái với kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường con nhị.
Đại đình không xây kín, 2 gian bên ở phía trước đại đình được xây bịt ở phía dưới, trên là chấn song con tiện. Đại đình cũng có 4 mái với 4 góc đao cong hòa nhập vào kiến trúc tổng thể.
Tòa hậu cung là 3 gian xây theo kiểu đầu hồi bít đốc với 4 hàng chân. Nhìn chung kiến trúc chùa Dục Tú đẹp, thanh thoát và vẫn còn mang dấu vết của một ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chùa Dục Tú là di tích có niên đại ra đời vào loại sớm ở nước ta. Đến với nghệ thuật ở di tích không chỉ dừng lại ở một chi tiết mà phải đặt nó trong tổng thể. Dấu vết vật chất của các thời kỳ lịch sử còn in đậm trên kiến trúc và các di vật của lịch sử.
Từ quy mô bề thế đến các kết cấu, các mạng chạm khắc đẹp, sinh động, các mái cong hài hòa uyển chuyển. Tất cả là nhờ bàn tay đầy tính nghệ thuật của người nghệ nhân cổ, mang hết tinh hoa văn hóa dân tộc đặt vào trong đó.
Dấu vết của các thời kỳ lịch sử còn in đậm trên kiến trúc của chùa. Từ bàn tay của những người nghệ nhân đã khéo léo khắc họa một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 1995.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05