Chú trọng lao động nông nghiệp
Theo đó, năm 2017, nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện đào tạo nghề khoảng 400 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 250 tỉ đồng, địa phương 145 tỉ đồng, còn lại là các nguồn khác. Cạnh đó, để xã hội hóa công tác đào tạo nghề phải thu hút được doanh nghiệp vào cuộc. Chính phủ chỉ hỗ trợ đào tạo một lần, còn lại doanh nghiệp phải bỏ ra. Chẳng hạn, để đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp công nghệ cao phải mất nhiều triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng, còn lại doanh nghiệp phải đầu tư.
Đào tạo nghề và kỹ năng canh tác trong nông nghiệp để người dân làm giàu trên quê hương của mình (ảnh minh họa) |
Và căn cứ vào Quyết định 971/QĐ-TTg của Chính phủ, Bộ NNPTNT xây dựng kế hoạch trung hạn đặt mục tiêu đến năm 2020 đào tạo nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu lao động nông thôn. Trong đó, có 1 triệu lao động được đào tạo trình độ dưới 3 tháng và 400.000 lao động đào tạo qua các trường ở trình độ sơ cấp trở lên và có cấp bằng. Để những lao động được đào tạo đáp ứng được thực tiễn công việc, thay vì đào tạo mang tính sơ đẳng như trước, chương trình đào tạo nghề lần này sẽ gắn lý thuyết với thực hành ngay tại những cánh đồng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để học viên nắm bắt nhanh nhất những kỹ thuật phục vụ canh tác…Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thống nhất phương pháp đào tạo, hỗ trợ và giám sát quá trình đào tạo. 2017 là năm xây dựng mô hình điểm về đào tạo lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào những ngành nghề hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nông dân, công nhân nông nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 dự kiến khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. |
Theo các chuyên gia kinh tế, do khó kiếm công ăn việc làm tại khu vực nông thôn, nên mỗi năm có hàng vạn thanh niên từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về các đô thị lớn tìm kiếm việc làm. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 đô thị mà lao động di cư tìm đến đông nhất. Suốt 20 năm qua ở các miền quê đã và đang xuất hiện tình trạng cứ sau tết Nguyên đán, xóm làng chỉ còn lại người già và trẻ em, những cuộc ly hương cứ thế nối dài ra các đô thị khiến cho đất đai bị bỏ hoang khá nhiều. Do đó, việc dành một số tiền tương đối lớn cho việc đào tạo nghề nông thôn nói chung, đào tạo nghề cho nông nghiệp áp dụng công nghệ cao nói riêng là một chủ trương mang tính “đột phá” của Chính phủ để tạo điểm nhấn cơ cấu lại nền kinh tế; cơ cấu lại địa dư về lao động. Là một quốc gia nông nghiệp, chúng ta nhất quyết không để ruộng đất bị bỏ hoang, manh mún. Chúng ta phải làm giàu từ chính nền nông nghiệp.
A.Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Tin mới 24/01/2025 19:23
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24