Chơi sách cũ cũng lắm công phu
Hội chợ sách cũ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa | |
Đại hội Sách cũ Hà Nội lần 5 tại Hoàng Thành Thăng Long |
Khi giới trẻ hào hứng với sách cũ
Mọi người đến với sách cũ theo nhiều con đường khác nhau: Đọc để phục vụ công việc, để tĩnh tâm, để trốn tránh mệt mỏi…và thậm chí là để đi tìm ký ức. Trong những năm gần đây, việc đọc sách cũ của giới trẻ tưởng chừng bị thách thức bởi các phương tiện kỹ thuật số và sự ra đời của các trang mạng xã hội. Thế nhưng dòng sách cũ đang quay trở lại. Gần đây, sách cũ đã thu hút được sự chú ý của giới trẻ bởi những hoạt động lớn như “Ngày sách và di sản”, “Ngày hội trao đổi sách cũ”, “Hội chợ sách cũ Hà Nội”...Tiêu biểu là Hội chợ sách cũ Hà Nội được tổ chức tại hồ Văn, đối diện Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra từ 24-26/2 mới đây, đã thu hút hàng nghìn người tham gia.
Nhiều bạn trẻ say mê “ngụp lặn” hàng giờ tại đây để tìm kiếm những quyển sách ưng ý. Hàng nghìn đầu sách cũ làm thỏa mãn đam mê của những độc giả muốn tìm lại một chút hoài niệm, hoặc kiếm tìm những đầu sách có giá trị. Nhiều bạn trẻ cũng rất thích thú khi mua được những quyển sách, truyện có giá trị giá rẻ bất ngờ. Bạn Ngọc Minh, ĐH Thương mại kể: “Thật bất ngờ khi tìm thấy những cuốn sách có giá rất rẻ, hợp với túi tiền ở khu sách cũ. Em tìm được cuốn truyện Harry Potter chỉ bằng 1/5 so với sách tái bản trên thị trường”
Nhiều bạn trẻ tìm đến Hội chợ sách cũ. |
Các phiên chợ như thế này sẽ giúp nhiều độc giả có thêm cơ hội tìm kiếm cho mình những đầu sách hay, sách quý từ lâu đã vắng bóng trên thị trường. Đặc biệt là những người yêu sách hay những người chơi sách cũ, vì rất có thể họ sẽ bất ngờ tìm thấy những quyển sách thú vị có giá trị tinh thần to lớn hơn nhiều so với giá bán của một món hàng cũ kỹ. Nhiều người cho biết cảm giác được cầm những cuốn sách cũ, đượm màu thời gian và có mùi rất đặc trưng như được trở về với kỷ niệm xưa. Không ít cuốn vẫn còn lưu giữ những bút tích của chủ nhân một thời như “thân thương”, “thương tặng”, “kỷ niệm”…
Bạn Lan Hương - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và tuyên truyền hào hứng: “Em là người yêu sách, đã sống với sách vở văn chương từ thơ bé và luôn trân trọng sách cũ. Em còn nhớ hình ảnh chị em hay ngồi đọc những cuốn sách cũ mèm mượn được từ người khác. Chị cứ cặm cụi ngồi góc bếp vừa đun cơm vừa đọc những tác phẩm của Thạch Lam, Tô Hoài, Ngô Tất Tố…Thậm chí chị còn bị bố mắng vì có lần đun cháy nồi. Những ký ức đó in sâu tâm trí em và việc đi tìm sách cũ được ví như công cuộc “tìm mua hoài niệm” giúp em được trở về với kỷ niệm xưa”.
Cũng lắm gian truân
Theo anh Đỗ Hồng Thành - học viên đang nghiên cứu lý luận tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, một người sưu tầm sách cũ lâu năm thì giá những cuốn sách này chủ yếu được định giá theo số lượng còn hiện hành trên thị trường. Có nhiều quyển đã sờn và rách do thời gian, nhưng đa số đều là sách quý vì có nhiều quyển, bộ truyện đã không còn được tái bản. Ngay từ thời đi học, anh Thành đã thu thập sách cũ với lý do những tờ giấy cũ mèm này khơi lại ký ức ngày xưa một cách rõ nét, khiến anh xúc động. Trong căn phòng nhỏ của anh, cả gia tài không có gì ngoài những giá sách cao ngất ngưởng. Những cuốn sách đã cũ, thậm chí nát tươm nhưng vẫn được chủ nhân của nó trân trọng đặt trong tủ kính. Anh Thành bảo: “Để có được kho báu này, tôi đã mất rất nhiều công sức. Thậm chí, có những hôm nghe tin một cửa hàng sách cũ sắp chuyển đi. Tôi lại lóc cóc đạp xe ngay trong đêm để mong mua được những cuốn sách có giá trị”. Công việc của anh Thành liên quan đến lĩnh vực lý luận chính trị, vì thế những bộ sách kinh điển của Mác và Lê-nin được anh xem là “của quý hiếm”. Việc sưu tầm đẩy đủ cả bộ sách kinh điển này cũng rất vất vả. “Những cuốn sách kinh điển bây giờ rất hiếm và khó sưu tầm được cả bộ sách. Cái khó nhất trong việc sưu tầm ấy là những của quý hiếm đang nằm trong tay các nhà sưu tầm khác. Mà đã sưu tầm thì họ không bán với bất cứ giá nào. Vì vậy, mình phải nghĩ cách làm quen với họ. Thậm chí dò hỏi xem họ đang cần tìm cuốn nào rồi lại mày mò đi tìm cuốn đó để đổi lấy cuốn mình cần” – anh Thành kể.
Tuy vậy, có những cuốn sách anh có được một cách rất tình cờ: “Sưu tầm cũng cần có những cái duyên. Tôi hay đi hội thảo khoa học, gặp những chuyên gia, diễn giả hàng đầu về một lĩnh vực nào đó. Khi trao đổi, họ thấy mình tâm huyết thì lại tặng một vài cuốn sách. Như thế quý lắm. Cứ như vậy, tủ sách của tôi cao dần”. Tuy vậy, để có ngần ấy sách cũ trong nhà, anh Thành đã phải hy sinh rất nhiều thứ. Tiền bạc là thứ có thể nhìn thấy được, bởi có những cuốn sách chỉ cần mua cân theo cách bán đồng nát, nhưng có những cuốn cả triệu bạc. “Tôi tâm niệm một khi đã có đam mê với sách thì sẽ theo đuổi nó đến cùng. Bởi sách mang lại cho tôi những giá trị mà tiền bạc không mua được” – anh Thành tâm sự.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05