-->

Chỗ đứng nào cho phim hoạt hình Việt?

Mỗi năm, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất khoảng 10 – 15 bộ phim cùng số tiền đầu tư không phải là nhỏ, thế nhưng bộ phim nào cũng chỉ được chiếu thử 1-2 lần rồi … mất hút. Trong làng điện ảnh, gần như khó có thể tìm được chỗ đứng nào cho phim hoạt hình Việt.
Khai mạc Lễ hội Phim hoạt hình Việt-Hàn
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội phim hoạt hình Việt Nam – Hàn Quốc
Phim hoạt hình Việt Nam vẫn lép vế trên “sân nhà”

Phim Việt lạ lẫm với trẻ em Việt

Trong 55 năm qua, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã sản xuất khoảng hơn 600 bộ phim hoạt hình, giành được 9 giải quốc tế, 17 giải Bông Sen Vàng, 41 giải Bông Sen Bạc trong các kỳ liên hoan phim Việt Nam và 8 Cánh Diều Vàng, 24 Cánh Diều Bạc trong Giải thưởng hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam…

Đã từng có thời điểm, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc sản xuất phim hoạt hình tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Bộ phim hoạt hình đen trắng đầu tiên do Việt Nam sản xuất có tên “Đáng đời thằng Cáo”, sau đó là hàng loạt những bộ phim đạt giải cao trong nước và quốc tế như “Mèo con”, giải Bạc tại LHP Ru-ma-ni 1966, bằng khen tại LHP Phơ-răng-phuốc (Đức) năm 1967; “Chuyện Ông Gióng” với giải Vàng tại LHP Lai-xích (Đức) năm 1971, bằng khen tại LHP Mát-xcơ-va 1971…

Thế nhưng cho đến thời điểm này, phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn toàn mất chỗ đứng và trở lên lạ lẫm với chính trẻ em Việt.

cho dung nao cho phim hoat hinh viet
Một cảnh trong phim Dưới bóng cây

Đạo diễn, NSND Phạm Minh Trí – cha đẻ của phim hoạt hình dài tập “Cuộc phiêu lưu của ong vàng” và phim hoạt hình chiếu rạp “Người con của Rồng” nhận xét: “Những năm 1960, VN là nước đầu tiên ở Đông Nam Á có phim hoạt hình. Nay thì Thái Lan, Philippines đã vượt chúng ta. Họ đều có phim được chọn chiếu trên Cartoon Network (Mỹ) - là kênh truyền hình được tạo lập bởi hãng truyền hình Turner, một kênh hoạt hình vui nhộn và bổ ích dành cho trẻ em trên toàn thế giới.

Cartoon Network phát các bộ phim hoạt hình hay nhất trên toàn thế giới suốt 24/24h, 7 ngày trong tuần. VN chưa có phim hoạt hình nào được chọn. Phim hoạt hình VN đứng rất thấp ngay trong khu vực chứ chưa nói gì đến châu lục…”

Hiện nay, cả nước có hai đơn vị nhà nước chuyên sản xuất phim hoạt hình là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Xưởng sản xuất phim hoạt hình thuộc Hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC). Tư nhân có hai hãng là B&C Areka, Dolfilm, nhưng số phim làm ra còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của khán giả.

Mỗi năm Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho “ra lò” khoảng 10-15 tác phẩm và thường xuyên được đem đi “tranh tài” ở các kỳ Liên hoan phim trong nước và trên thế giới. Thế nhưng một điều bất thường là rất hầu như rất ít hoặc rất hiếm bộ phim được đến tay khán giả nhí vì phải … đắp chiếu, cất kho.

Trong khi đó, các kênh giải trí dành cho trẻ em chỉ quanh quẩn Catoon Network, Disney channel … hay Bibi với những bộ phim thiếu chất lượng, thiếu sáng tạo và ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển và nhận thức của trẻ.

Đó là phim trên truyền hình, còn tại các rạp chiếu phim lớn trên cả nước, phim hoạt hình còn phải chịu thất bại ghê gớm hơn nhiều. Chỉ trong 6 tháng trở lại đây, có ít nhất 5 phim hoạt hình nước ngoài đã làm “điên đảo” các phòng vé trong nước như Minions, Inside Out, Dragon Ball Z: Resurrection ‘F’, Home hay gần đây là Hotel Transylvania… Sự “bùng nổ” của các bộ phim này một lần nữa chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của phim hoạt hình nước ngoài đến giới trẻ Việt Nam. Trong khi đó, phim hoạt hình Việt hoàn toàn vắng bóng tại các poster phim ngoài rạp.

Tất nhiên, sẽ là khập khiễng nếu đặt phim hoạt hình Việt Nam bên cạnh những “đế chế” đẳng cấp quốc tế, là “cha đẻ” của những bom tấn đã từng chao đảo thế giới. Bởi điều cốt lõi là phim hoạt hình nước ngoài đặt mục tiêu kinh doanh trên hết, nên sự đầu tư bài bản, kinh phí lớn, quy trình quảng bá chuyên nghiệp và xuyên suốt; vì thế lợi nhuận và danh tiếng có được là điều đương nhiên.

Còn ở Việt Nam hiện nay, kinh phí dành cho sản xuất phim hoạt hình so với các thể loại phim khác còn hạn chế, nội dung lại nặng tính giáo dục, giáo điều, rao giảng nên khó thu hút khán giả trẻ. Bên cạnh đó, có không ít phim vẫn đi vào lối mòn, nội dung dựa trên những câu chuyện có sẵn, thiếu tính sáng tạo, thiếu tính thẩm mỹ khi xây dựng nhân vật.

Gần đây, chúng ta có ba bộ phim hoạt hình Việt được tham gia công chiếu tại Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Chuncheon, Hàn Quốc là “Bố của gà con”, “Lu and Robo” và “Chiếc bánh tình bạn”. Bên cạnh đó, hoạt hình Việt Nam cũng đang tiệm cận dần tới những kỹ xảo hàng đầu của thế giới với công nghệ 3D như “Cô bé bán diêm” (True-D Animation), “Quyết định lịch sử” (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam), “Dưới bóng cây”… Tuy nhiên, những bộ phim này đều chỉ được công chiếu một vài lần và cũng nhanh chóng “bốc hơi”.

Vẫn là vấn đề cơ chế

Nói đến lý do phim hoạt hình Việt bị “đánh bật” ngay trên sân nhà, đạo diễn - NSND Hà Bắc cho rằng: “Hoạt hình Việt không thiếu những phim tốt, nhưng quá kém về khâu PR. Việc phát hành phải phụ thuộc vào hệ thống quản lý, đôi khi còn rất quan liêu, nên nhiều nghệ sỹ thường không hết mình.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó giám đốc Hãng phim hoạt hình Việt Nam cũng thừa nhận: “Quả là khập khiễng nếu đặt phim hoạt hình Việt Nam với phim hoạt hình nước ngoài lên một bàn cân”. Ông lấy ví dụ: Có nước đầu tư kinh phí rất nhiều vào những bộ phim dài hơi. Đơn cử như ở Hàn Quốc, họ kết hợp với Mỹ-một nước rất mạnh về kinh tế để chọn kịch bản. Sau đó tạo hình nhân vật rồi đưa lên mạng để các em trắc nghiệm. Nếu các em thích thú với nhân vật ấy, cốt truyện ấy thì họ mới bắt tay vào đầu tư sản xuất.

Không những vậy, sự lỗi thời trong kỹ thuật làm phim cũng là một trong những lý do khiến hoạt hình Việt bị các phim nước ngoài “nuốt chửng”. Không nói đâu xa, ba bộ phim hoạt hình được lựa chọn tham gia LHP hoạt hình quốc tế Chuncheon lần này, dù được các nhà chuyên môn đánh giá là… dễ thương, không tệ nhưng đa phần khán giả đều cho rằng, các phim tạo hình nhân vật khá xấu, góc quay cũ và diễn hoạt hành động chưa linh hoạt”.

Đạo diễn cũng nhấn mạnh: “Nhà nước bỏ tiền đầu tư thì chỉ Nhà nước mới có quyền phát hành. Các đạo diễn phim hoạt hình dù có phim tốt nhưng cũng không dám đưa lên mạng vì không nắm trong tay bản quyền, phát tán lên mạng có khi còn bị phạt. Do vậy, phim làm xong nằm đắp chiếu, thậm chí chẳng buồn quảng bá cho phim”.

Những bộ phim này đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu, đã sản xuất ra rạp là phải có khán giả xem nên khâu quảng cáo, tiếp thị của nước ngoài rất quan trọng và bài bản. Còn ở nước ta thì sao? Phim hoạt hình Việt Nam chủ yếu “làm theo đơn đặt hàng”, truyền tải thông điệp giáo dục cứng nhắc, xa thị hiếu của trẻ nhỏ. Kinh phí làm phim còn hạn chế, Nhà nước chỉ bao cấp phần nào, còn lại trông chờ vào các nhà đầu tư. Mà nhiều nhà đầu tư lại không mặn mà với phim hoạt hình”.

Giải pháp được nhiều chuyên gia “gợi ý” để mở đường cho phim hoạt hình Việt chính là xã hội hóa, cổ phần hóa với mục tiêu nâng cao nguồn kinh phí và đáp ứng được nhu cầu khán giả, mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận. Đi đầu trong phong trào này chính là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam với dự kiến cổ phần hóa vào cuối 2015. Đồng thời, hãng sẽ tập trung đầu tư cho chùm phim dài tập thay vì phim lẻ nhằm tận dụng được tạo hình, phông cảnh và tập trung xây dựng nhân vật thuần Việt.

cho dung nao cho phim hoat hinh viet
Một cảnh trong phim Hào khí ngàn năm

Bên cạnh đó, việc mở rộng kịch bản, chuyển thể từ những tác phẩm văn học, truyện cổ dân gian hay truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng là một cách thức hợp lý để triển khai. Đồng thời, các nhà sản xuất cũng cần cân nhắc tới việc phát hành trên internet, thông qua các mạng xã hội và trên truyền hình nhằm tăng cường số lượng người xem. Mới đây, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo sẽ phát sóng bộ phim hoạt hình “Hào khí ngàn năm” trên kênh VTV1 bắt đầu từ tháng 10. Mỗi tập phim có thời lượng năm phút gắn với một nhân vật, một sự kiện hay một tích truyện trong lịch sử suốt từ thời Vua Hùng dựng nước. Đây chính là cách quảng bá phù hợp và chất lượng, là con đường ngắn nhất đến với khán giả nhỏ tuổi của phim hoạt hình Việt.

Có thể thấy, thị trường dành cho phim hoạt hình ở nước ta rất dồi dào, trẻ em Việt vẫn mong muốn được thưởng thức những bộ phim có kỹ xảo đẹp mắt, chất lượng cao và có ý nghĩa. Tuy nhiên, để phim hoạt hình thật sự có được chỗ đứng trong thị trường phim và trong lòng khán giả thì cần một sự “thay máu” để có được hướng đi, nhìn hoàn toàn mới. Chỉ khi nào các nhà làm phim, các nhà quản lý quan tâm tới nhu cầu của khán giả nhỏ tuổi và có sự đầu tư hợp lý thì bức tranh về hoạt hình Việt mới thôi … ảm đạm như bây giờ.

petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động