-->

Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân

(LĐTĐ) Quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân sinh sống trong khu vực di sản, những người và tổ chức có quyền lợi gắn với khu vực di sản.
Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản

Đây là đề xuất của Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính tại hội thảo Xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội, nhằm đề xuất chính sách cho sửa đổi Luật Thủ đô.

Linh hoạt các mô hình quản lý di sản

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, PGS.TS. Đặng Văn Bài nhìn nhận, thành phố Hà Nội đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đô thị di sản. Đó cũng là cơ sở khoa học để xác định không gian/phạm vi của vùng nội đô Hà Nội với 3 bộ phận cấu thành: Nền cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hoá; Quỹ kiến trúc hay cấu trúc đô thị; Di sản văn hoá phi vật thể/lối sống, nếp sống của cư dân đô thị (nét thanh lịch của người Hà Nội).

“Cấu trúc đô thị của Hà Nội có sự hài hòa trong đa dạng, kế thừa có chọn lọc, hòa trộn nhiều hình thái đô thị khác nhau làm nên nét đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Các nhà nghiên cứu khẳng định, đặc trưng nổi bật nhất của đô thị di sản Hà Nội với tư cách là một thành phố sông - hồ”, PGS.TS. Đặng Văn Bài nói.

Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân
Toàn cảnh Hội thảo.

PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, phải tạo thêm các điều kiện để vùng nội đô Hà Nội có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mà không bị phai mờ bản sắc, hơn thế còn được tích hợp thêm các giá trị mới cả về vật chất lẫn tinh thần đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong hiện tại, đồng thời còn được chuyển giao cho thế hệ tương lai dưới dạng nguyên gốc tối đa.

Muốn như vậy, phải vận dụng linh hoạt các mô hình quản lý di sản cho phù hợp với từng di tích cụ thể và với từng cấu trúc đô thị riêng biệt trong vùng nội đô Hà Nội. Đồng thời, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hoá đáp ứng nhu cầu thực tế.

“Phải thẳng thắn thừa nhận, chất lượng nguồn nhân lực đang hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá chưa tương thích với yêu cầu thực tế đặt ra. Vậy, cần ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực”, ông Bài đề xuất.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng quy hoạch và các dự án đầu tư có sự tích hợp liên ngành, đa mục tiêu mang tính bao trùm, có tầm nhìn và khả năng thích ứng ở nhiều mặt: Thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, thích nghi với cơ chế thị trường, thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, khả năng tư duy sáng tạo, có tính đột phá, khác biệt để tìm ra các giải pháp phù hợp phát huy thế mạnh của vùng nội đô Hà Nội...

Quy hoạch cần được ưu tiên thực hiện trước

Theo ông Bài, quy hoạch và dự án bảo tồn cần được ưu tiên thực hiện trước một bước để có thể xác định rõ đối tượng cần ưu tiên đầu tư, các giai đoạn đầu tư, các nguồn vốn có thể huy động đầu tư cho các dự án.

Đã đến lúc phải tập trung đầu tư công cho những dự án mang tính tích hợp và bao trùm để biến di sản văn hoá từ dạng tài sản văn hoá - tài nguyên du lịch thành loại “hàng hoá đặc biệt” có giá trị kép cả về mặt văn hoá và kinh tế. Đó là chuỗi các sản phẩm du lịch đặc hữu, tour, tuyến du lịch riêng mang thương hiệu Hà Nội.

"Khu di tích lưu niệm Bác Hồ tại phủ Chủ tịch, khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và khu di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn là những ví dụ điển hình cần được lan toả theo hướng bảo tồn gắn với phát triển du lịch và đầu tư liên ngành để có một sản phẩm hoàn chỉnh”, ông Bài nêu quan điểm.

Cùng quan tâm đến nội dung này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, với các bài học kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới và của Việt Nam cho thấy công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong khu vực nội đô lịch sử cần phải đi cùng với việc bảo tồn di sản, giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn giá trị các di tích kiến trúc, quỹ kiến trúc công trình.

Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân.

“Cần phải được bảo tồn, tôn tạo theo mô hình “bảo tồn thích ứng”, nhằm gìn giữ và bảo vệ giá trị kiến trúc nhưng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của xã hội. Người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần cốt lõi của công trình kiến trúc”, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính nói.

Cần có sự tham gia của người dân

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg, Thủ đô Hà Nội sẽ được phát triển trên nguyên tắc xuyên suốt là hài hòa, cân bằng giữa nhu cầu bảo tồn và phát triển, với các giải pháp quy hoạch theo định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử vốn có, đưa di sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, tạo lập sức hấp dẫn cho Thủ đô.

Vì vậy, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân sinh sống trong khu vực di sản, những người và tổ chức có quyền lợi gắn với khu vực di sản, các tổ chức có trụ sở là công trình di sản, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến khu vực di sản, các tổ chức và chuyên gia về vấn đề bảo tồn di sản, hình thành nên chính sách đặc thù - bảo tồn di sản văn hóa trong đô thị hiện đại với sự tham gia của cộng đồng.

Ông Chính dẫn ví dụ, thành phố Huế là đô thị di sản, hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và là thành phố thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, chính quyền thành phố Huế đã coi trọng công tác chỉnh trang đô thị nhằm bảo vệ, gìn giữ các giá trị cảnh quan của thành phố.

Do điều kiện ngân sách tài chính hạn hẹp, nên một trong những hoạt động chỉnh trang đô thị như xây lát vỉa hè được thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thành phố đã giúp cho người dân và cộng đồng thấy được lợi ích và diện mạo của đô thị sau khi được chỉnh trang.

Cũng theo ông Chính, các công trình kiến trúc có giá trị cần phải được bảo tồn, tôn tạo theo mô hình “bảo tồn thích ứng”, người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần cốt lõi của công trình kiến trúc. Với các công trình kiến trúc thời Pháp trong khu vực nội đô lịch sử dù có công trình chưa được công nhận là di sản nhưng lại có giá trị kiến trúc đặc biệt nên cần xây dựng các quy chế bảo vệ, phát huy...

“Các giá trị lịch sử văn hóa cần tiếp tục được coi trọng trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Việc khai thác hợp lý và lâu dài quỹ tài sản đô thị đặc biệt của thành phố Hà Nội sẽ tạo nguồn lực vật chất, tài chính có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng bảo trì di tích, các công trình thường xuyên và hiệu quả. Đây chính là một hình thức tái đầu tư để phát triển”, ông Chính nhấn mạnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hai ngày nay, khi nắm rõ thông tin hơn 600 camera trên địa bàn thành phố Vinh đi vào hoạt động từ ngày 22/1, người tham gia giao thông đã cẩn trọng hơn để không mắc các lỗi vi phạm, nhất là thời điểm Tết cận kề, các phương tiện tham gia giao thông đông đúc.
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Xem thêm
Phiên bản di động