-->

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Các đại biểu dự chương trình.

Tham dự chương trình có: Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Tạ Quang Đông; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Nông Quốc Thành; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường… cùng đại biểu Bộ VHTT&DL, Hiệp hội Ẩm thực; lãnh đạo quận, huyện và đơn vị đồng hành.

Trước đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến tham quan các gian hàng.

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, cùng các đại biểu tham quan các gian hàng.

Phát biểu tại Lễ khai mạc “Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, Hà Nội tự hào là địa phương có số lượng di sản lớn của cả nước, phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu với sự hòa nhập của văn hóa.

Các sự kiện, lễ hội văn hóa là dịp để Thủ đô Hà Nội, các tỉnh, thành phố và Đại sứ quán các nước giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng, thế mạnh, quan hệ hợp tác giữa các địa phương, quốc gia, thúc đẩy thương mại, du lịch, công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tiếp thu tinh hoa, văn hóa của các nước trên thế giới làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của vùng miền và giới thiệu văn hóa các nước thông qua ẩm thực và hoạt động văn hóa.

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu đến tham quan các gian hàng phở Hà Nội.

Thông qua Lễ hội, các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, quảng bá sản phẩm, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, đặc sắc của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố.

Nhân dân và du khách được hòa mình trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức các tiết mục văn hoá nghệ thuật truyền thống, hiện đại do các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế biểu diễn; được giao lưu, chia sẻ những kiến thức, bí quyết của các nghệ nhân, đầu bếp nổi tiếng, những người đã “thổi hồn” vào nguyên liệu, thực phẩm để biến thành những tác phẩm nghệ thuật ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng với nghề cốm Mễ Trì, nghề làm xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An, năm 2024, “Phở Hà Nội” đã vinh dự được Bộ VHTT&DL quyết định ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng chủ thể và những người yêu thích ẩm thực.

Sự ghi danh di sản cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội”.

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Lãnh đạo thành phố Hà Nội bấm nút khai trương gian hàng phở số Hà Thành.

Đặc biệt Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có sự góp mặt của Chương trình “Phở số Hà Thành” - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ. Không gian trải nghiệm phở số cùng robot thông minh mang đến phương thức chế biến phở tiên tiến, hiện đại, áp dụng công nghệ chính xác và đồng nhất trong hương vị, tạo nên một trải nghiệm vừa hiện đại vừa gần gũi với truyền thống. Qua đó, phở truyền thống không chỉ được bảo tồn mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.

“Lễ hội văn hoá ẩm thực năm 2024, Hà Nội cùng bạn bè quốc tế và các tỉnh thành phố trong cả nước sẽ tiếp tục lan tỏa, lưu truyền và quảng bá các giá trị văn hóa, các sản phẩm đặc sản của từng vùng, địa phương đến với nhân dân và du khách”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại Lễ khai mạc “Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024”.

Theo đó, Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu" nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực thông qua phát triển nền văn hóa, ẩm thực tinh túy, đặc sắc, chất lượng. Lễ hội còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc; dịp để Thủ đô Hà Nội và Đại sứ quán các nước, các địa phương, tổ chức cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm.

Năm nay, Lễ hội quy tụ 16 Đại sứ quán các nước: Algeria, Argentina, Azerbaijan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Liên Bang Nga, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Venezela và 8 tỉnh bạn: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình với quy mô hơn 80 gian hàng.

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Thứ trưởng VHTT&DL Tạ Quang Đông trao quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho thành phố Hà Nội và cộng đồng chủ thể phở Hà Nội.

Đến với lễ hội, du khách còn được trải nghiệm không gian văn hóa ẩm thực tiêu biểu của làng nghề truyền thống và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân tái hiện không gian đậm chất làng nghề gắn với di sản ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội như: Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ, cốm Làng Vòng, cốm Mễ Trì, xôi, chè Phú Thượng, bánh chưng Tranh Khúc, nem Phùng, bánh dày quán Gánh, bánh tẻ Phú Nhi, cháo gõ Quảng Phú Cầu, cháo se Hạ Mỗ, miến làng So…

Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tọa đàm, trình diễn ẩm thực và di sản truyền thống như: Khu vực triển lãm ảnh giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật quảng bá về văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế; triển lãm sách lưu động giới thiệu sách quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế hoặc hợp tác hữu nghị giữa các nước; các hoạt động trên địa bàn Hà Nội… trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; biểu diễn nghệ thuật; toạ đàm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa ẩm thực…

Chính thức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Các đại biểu bấm nút khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024.

Tại lễ khai mạc, lãnh đạo Bộ VHTT&DL đã công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Phần hội diễn ra sau lễ khai mạc và kéo dài từ tối 29/11 đến hết ngày 1/2/2024, thời gian hoạt động gian hàng từ 9 - 22 giờ để phục vụ du khách tham quan. Bao gồm các hoạt động: khu vực gian hàng; khu vực triển lãm ảnh; triển lãm sách lưu động; các hoạt động trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; giao lưu, tọa đàm…

Điểm nhấn nổi bật của lễ hội là chương trình "Phở số Hà Thành" diễn ra trong 3 ngày lễ hội. Chương trình mang đến 2 không gian độc đáo: không gian phở truyền thống với các thương hiệu nổi tiếng như phở Thìn bờ hồ, phở gà 37 Hùng Vương, phở cuốn… và không gian phở cùng robot thông minh.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 17/4, giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh ở mức từ 351 - 384 đồng/lít tuỳ loại. Trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm từ 58 - 229 đồng/lít/kg.
Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Đến chiều ngày 17/4, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Ngày mai (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Với mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đồng thời nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Liên đoàn lao động huyện Ứng Hòa đã tập trung đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn.

Tin khác

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã và đang từng bước hình thành tầm nhìn mới trong việc phát triển công nghiệp văn hóa. Hiện, Thành phố đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Nhiều chuyên gia cho rằng, các khu công nghiệp, nhà máy cũ nằm trong nội đô cũng cần được nhìn nhận lại với tư duy tái sinh đô thị sáng tạo.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm

Chiều 14/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố Hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026 nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025) và hưởng ứng Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung.
Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.
Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng

Tính năng biến ảnh cá nhân thành mô hình đồ chơi bằng Chat GPT đã gây sốt trên mạng xã hội suốt những ngày qua. Tuy thế, người dùng cần cẩn trọng và cân nhắc trước khi tải ảnh và các thông tin cá nhân của mình lên các mô hình trí tuệ nhân tạo, bởi nhiều nguy cơ có thể sẽ xảy ra mà bạn không lường trước được.
Xem thêm
Phiên bản di động