-->

Chính sách miễn học phí thực sự mang lại niềm vui thế nào?

Mỗi đứa trẻ đều xứng đáng có cơ hội học tập đầy đủ. Và chính sách miễn học phí là một trong những thúc đẩy quan trọng để nhiều em học sinh đến gần với ước mơ của mình, nhất là ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Gánh nặng học phí với các gia đình khó khăn

Tại các vùng nông thôn, mức học phí cho học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (THCS) là 100.000 đồng/học sinh/tháng; với cấp trung học phổ thông (THPT) và giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp (GDTX-GDNN) là 200.000 đồng/học sinh/tháng. Đây có thể không phải con số quá lớn với nhiều người, nhưng với những gia đình đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn, đó vẫn là một gánh nặng.

Chính sách miễn học phí thực sự mang lại niềm vui thế nào?
Không phải đứa trẻ nào cũng có thể vô tư cắp sách tới trường.

Thu Hiền, năm nay 23 tuổi, là con cả trong một gia đình ở vùng quê Hải Hậu, Nam Định. Trước đây, Hiền vừa học vừa quán xuyến việc nhà, đồng áng và chăm sóc các em. Dù vất vả, Hiền vẫn học giỏi suốt 9 năm liền, liên tục nhận học bổng khuyến học. Hiền từng khao khát được học cấp 3, rồi đại học, lên Hà Nội và khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài.

Thế nhưng, gia đình Hiền đông anh em, thu nhập chủ yếu trông vào đồng lương ít ỏi của người cha đi làm phụ hồ và người mẹ làm nông nghiệp. Cũng vì vậy mà gia đình không muốn Hiền tiếp tục đi học. Bởi vì, học phí cấp 3 đắt hơn cấp 2. Bởi vì, dưới Hiền còn 4 người em cần chăm sóc. Bởi vì, cha mẹ Hiền mang bệnh, cần tiền mua thuốc. Và, bởi vì nếu Hiền nghỉ học đi làm, gia đình sẽ bớt một miệng ăn, Hiền có thể kiếm ra tiền để nuôi ngược lại gia đình mình.

Vậy là sự nghiệp học hành của cô bé thông minh, sáng dạ khép lại sau kỳ thi tốt nghiệp THCS. Mặc dù, nhà trường, thầy cô, bạn bè can ngăn, khuyên bảo, thuyết phục, động viên, cha mẹ Hiền vẫn nhất quyết cho Hiền nghỉ học. Đủ 16 tuổi, Hiền đi làm công nhân ở một nhà máy tại địa phương. Đủ 18 tuổi, Hiền lấy chồng. Tới nay, Hiền đã là một người vợ, một người mẹ của hai đứa con.

Khi được hỏi: “Hiền có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không?”. Hiền trả lời: “Có”. “Vậy có tiếc nuối gì không?”. Hiền im lặng, không đáp. Một sự im lặng mà có lẽ chúng ta hiểu câu trar lời là gì.

Thúy Ngân, người dân tộc Thái, hiện đang là học sinh Trường THPT Lang Chánh (Yên Khương, Lang Chánh, Thanh Hóa). Lang Chánh là một huyện nghèo thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Hầu hết, các em học sinh là người dân tộc thiểu số, khi theo học ở trường, học sinh được hưởng chính sách miễn giảm 70% học phí. Ngoài ra, các em cũng được hỗ trợ gạo mỗi tháng và các trang thiết bị dạy - học. Có thể thấy, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện hết sức để các em có thể yên tâm tới trường. Nhờ các chính sách hỗ trợ, tới nay hầu hết các em học sinh trong tuổi đến trường ở khu vực Lang Chánh đều đi học đầy đủ và học hết cấp 3.

Chính sách miễn học phí thực sự mang lại niềm vui thế nào?
Các em học sinh của trường THPT Lang Chánh, Thanh Hóa. (Ảnh: NVCC)

Tuy thế, tại trường của Ngân vẫn có những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học giữa chừng. Đa phần đó là các trường hợp gia đình sinh nhiều con hoặc bố, mẹ mất sớm, không đủ kinh phí để các em được đến trường. Sau khi nghỉ học, các em sẽ tới thành phố, đi làm tại các nhà hàng, công ty để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ở tuổi đời rất non trẻ, khi các bạn đồng trang lứa vẫn được cha mẹ chăm lo, các em phải ra đời bươn chải và kiếm sống vất vả.

Đó chỉ là một vài trong rất nhiều trường hợp nghỉ học giữa chừng vẫn còn xảy ra ở các vùng nông thôn. Có những em chưa học hết lớp 9 đã bỏ học. Có những em vừa đi học, vừa đi làm, dù chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Chính quyền và nhà trường có thuyết phục, có động viên, có tới tận nhà làm việc, nhưng không thể thay đổi suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh khi họ thấy cái lợi rõ ràng ngay trước mắt là chỉ cần học hết cấp 2 đã có thể đi làm, kiếm được tiền tự nuôi bản thân và hơn nữa là gửi tiền về nhà.

Một chính sách mang ý nghĩa lâu dài

Cô Lại Thị Vui, giáo viên một trường THCS tại Nam Định đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đứng lớp chia sẻ: “Trong nhiều năm giảng dạy, chúng tôi đã chứng kiến nhiều em có hoàn cảnh thực sự khó khăn, đến mức không thể đóng được một đồng học phí nào trong cả năm học. Chúng tôi để hồ sơ học phí của các em vào diện “thất thu” (một chính sách của Nhà nước cho phép không thu học phí với các trường hợp học sinh có gia cảnh quá khó khăn).

Một, hai triệu đồng với gia đình các em có thể là cả tháng mẹ đi bán ngô, cả một vụ lúa vất vả trồng cấy. Có những em học sinh nộp học phí cho tôi bằng một tập tiền lẻ 1.000, 2.000, 5.000 đồng. Đó là tiền mẹ em bán hàng ở chợ, gom góp mãi mới đủ cho em đóng học”.

Cô Vui cũng cho biết: “Khi biết được tin Nhà nước sẽ miễn phí toàn bộ học phí cho các cấp học, tôi thực sự vui mừng. Sẽ có nhiều hơn các em được đến trường, được học cấp 3. Có tri thức, các em sẽ có nhiều con đường để đi trong tương lai, không phải đi làm vất vả ở tuổi 15, 16. Các em vẫn được sống trong môi trường giáo dục, xung quanh có thầy cô, bạn bè, gia đình và nhà trường bảo bọc. Được chứng kiến điều đó là niềm hạnh phúc vô bờ của giáo viên chúng tôi”.

Chính sách miễn học phí thực sự mang lại niềm vui thế nào?
Niềm hạnh phúc của người giáo viên là thấy các em được cắp sách tới trường.

Thúy Ngân cũng bày tỏ sự vui mừng khi Nhà nước có chính sách miễn học phí: “Em thực sự vui và biết ơn vì Nhà nước đã tạo điều kiện. Em nghĩ sẽ có nhiều bạn, nhất là các bạn gia đình khó khăn sẽ có cơ hội tiếp tục học tập. Việc miễn học phí chính là mở ra một cánh cửa cho tất cả học sinh được tới trường và giảm tình trạng bỏ học giữa chừng. Với những bạn muốn học tiếp lên đại học như em thì miễn học phí cũng giúp gia đình bớt được gánh nặng tài chính và tiết kiệm một khoản nho nhỏ”.

Chính sách miễn học phí cho học sinh là một bước tiến quan trọng để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là những trường hợp khó khăn như đã kể trên. Vẫn có ý kiến cho rằng, gánh nặng tài chính của các gia đình không chỉ đến từ học phí mà còn đến từ các khoản thu khác bên ngoài. Cô Vui cho hay, tại các vùng nông thôn, chỉ có một khoản phí rất nhỏ là bắt buộc phải thu thêm, chẳng hạn như tiền nước uống 10.000 đồng/tháng, quỹ lớp và quỹ đội từ 10.000 - 20.000 đồng/tháng, bảo hiểm y tế là khoản thu cao nhất, khoảng hơn 800.000 đồng/năm. Với các gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các em được hưởng chính sách miễn giảm học phí và bảo hiểm y tế từ trước, chỉ cần đóng một vài khoản quỹ. Nếu các em không có nhu cầu học thêm thì chi phí cần đóng thực sự không lớn.

Có lẽ còn nhiều vấn đề khi đưa chính sách vào thực tế, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành giáo dục và hàng triệu gia đình trên cả nước. Chính sách miễn học phí không chỉ mang lại niềm vui cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mà còn gieo hy vọng về một xã hội bình đẳng hơn trong cơ hội học tập. Khi tất cả trẻ em đều được tiếp cận với tri thức, đất nước sẽ có thêm nhiều nhân tài, nhiều cuộc đời sẽ được thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn.

Và có lẽ, nếu chính sách này được thực hiện sớm hơn, Hiền - cô gái ngày nào nuôi ước mơ bước chân lên Hà Nội có thể đã có một lựa chọn khác cho cuộc đời mình. Nhưng bây giờ, với những thế hệ học sinh sau này, cánh cửa đến với tương lai đã rộng mở hơn bao giờ hết.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Những ngày cuối tháng 4, giá thực phẩm tại các chợ và siêu thị tăng cao, khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi chi tiêu cho gia đình.
Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, cùng 44 công nhân đang thao tác lắp ráp các linh kiện điện thoại di động. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 12.000 chiếc điện thoại 2G thành phẩm nhãn hiệu TECNO T301...
Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, cơ quan Công an phát hiện bị can Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chi 150.000 USD tìm cách “chạy” vụ việc để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.
Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Tin khác

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 28/4, kết thúc thời gian đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 theo quy định, đã có 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

Ngày 28/4, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ học sinh hôm nay về tinh thần yêu nước và sự hy sinh cao cả của cha ông.
Danh sách 38 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách 38 đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Tính đến hết tháng 3/2025, có 38 đơn vị là các đại học, học viện, trường đại học trên cả nước đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Xây dựng xã hội học tập, lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Xây dựng xã hội học tập, lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Diễn đàn Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập với chủ đề “Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng” thể hiện tinh thần, sự hưởng ứng của nhân dân Thủ đô nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội nói riêng về việc học tập suốt đời; đồng thời là sáng kiến cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả kế hoạch về xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập” theo định hướng của UNESCO.
6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 (2nd International Mathematical Olympiad for High School Students, Turkmenistan), đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số” là bước tiến quan trọng nhằm giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Xem thêm
Phiên bản di động