Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những sản phẩm làm từ sừng
Hội chợ Du lịch làng nghề truyền thống và sinh vật cảnh huyện Thanh Oai năm 2020 | |
“Giữ hồn” cho nghề làm nón lá làng Chuông |
Theo Cuốn Thường Tín đất danh hương, nghề làm lược sừng ở Thụy Ứng được ra đời cách ngày nay khoảng trên 400 năm. Mặc dù không rõ tên tuổi thầy dạy nghề, nhưng dân làng đã làm bức ảnh chân dung ông tổ nghề bằng khảm trai, lồng trong giá gương, để thờ tại tam bảo chùa làng. Năm 1932 dân làng đã hưng công, xây ngôi đền 3 gian ở cạnh chùa và rước ngài về thờ tại hậu cung. Năm 1997, dân làng hưng công lần 2 để trùng tu, nâng cấp đền thờ cho khang trang hơn, xứng tầm với công lao của tổ nghề. Hàng năm dân làng đều tổ chức cúng tế vào rằm tháng hai và rằm tháng tám rất trang trọng và theo nghi lễ dân gian. Những ngày thường, làng cử cụ từ đèn nhang, trông nom đền thờ.
Sản phẩm lọ hoa làm từ sừng được trưng bày tại nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín nhiệm kỳ 2020-2025 (ảnh: Bảo Thoa) |
Khởi đầu, lược được làm bằng nguyên liệu gỗ trại non và gỗ nhãn, sau chuyển sang làm bằng sừng. So với làm lược bằng gỗ, làm lược bằng sừng, dụng cụ và công đoạn nhiều gấp đôi, kỹ thuật kiểu dáng đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Cụ thể các công đoạn và kỹ thuật làm lược được tiến hành như sau:
Sừng trâu mua về, người thợ cưa thành từng khúc, tính từ ngọn đến gốc, mỗi khúc dài ngắn tùy thuộc vào độ dài của từng loại lược từ 15 đến 20 cm. Sau đó dùng các ống tre tươi, có đường kính khác nhau, để lồng các ống sừng (riêng đoạn sừng đặc phải dùng loại cặp sắt) và đưa vào lăn hơ đều trên ngọn lửa rơm, khi lăn không được để sừng cháy. Khi thấy phần da mặt của sừng có ánh lửa xanh biếc là sừng chín. Lấy tay gỡ khúc sừng khỏi ống tre và đưa nhanh vào bàn ép, tránh để nguội ép dễ vỡ. Khi nướng được khúc thứ 2, nhấc khúc thứ nhất sang ngăn phụ, đặt khúc vừa hơ chín vào ngăn chính để ép tiếp. Nướng đến khúc thứ 3 thì khúc đầu đã ép đạt độ phẳng, đem nhúng vào thùng nước lạnh cho nguội và tránh bị đàn hồi.
Ngoài sản phẩm truyền thống là lược sừng, làng Thụy ứng còn chế tác các sản phẩm trang sức độc đáo khác (ảnh: Bảo Thoa) |
Dùng cưa, dọc khúc sừng đã ép ra làm bốn hoặc sáu mảnh, dùng vời đẽo cho phẳng cả hai mặt trong và ngoài thành từng mảnh. Đẽo xong, lựa mảnh có độ dày quy định của lược gọi là lược một, không phải xẻ. Những mảnh có độ dài trên 8 ly trẻo lên phải xẻ. Dùng loại cưa mỏng hơn, loại cưa dọc để xẻ ra từng bản, mỗi bản là tiền thân một cái lược. Tùy độ dày mỗi mảnh, có thể xẻ được hai ba bản, riêng khúc ngọn xẻ được nhiều hơn. Khi xẻ xong, mang ngâm tất cả vào chậu nước khoảng một giờ rồi dùng bào (làng nghề gọi là phang) để bào nhẵn cả hai mặt. Khi bào phải tạo được một chiều dày (sống lược), một chiều mỏng (bụng lược)
Các bản đã bào nhẵn, lấy mẫu được làm bằng gỗ đặt lên mặt bản, dùng bút chì vạch xung quanh. Tùy theo mặt bản rộng, hẹp mà đặt mẫu bản các kiểu lược: lược thẳng, lược chuôi to, lược chuôi nhọn (đuôi chuột), lược múi bưởi….Vừa đâu đặt đấy sao cho tận dụng được bản sừng. Vạch xong mẫu, dùng cưa loại nhỏ bản và mỏng gọi là “cưa déo” theo vạch ngoài khuân mẫu, kiểu dáng chiếc lược để cưa.
Những tạo hình độc đáo từ sừng do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng Thụy Ứng làm nên (ảnh: Bảo Thoa) |
Công đoạn tiếp theo là cắt răng lược, tùy theo mỗi kiểu lược đẻ dùng các loại cưa cắt răng: loại lược thẳng, một nửa cắt răng thưa, một nửa cắt răng mau, loại lược chuôi to, lược múi bưởi cắt răng to, mạch rộng hơn. Phần cưa răng đòi hỏi người thợ phải tạo được sự cân đối giữa các phần chuôi, răng, mạch rãnh sao cho hài hòa, thanh thoát. Sau đó đến phần chuốt (dụng cụ có hình như cái dũa răng cưa) sao cho cân đối vào rãnh lược. Nếu đặt lệch, khi đẩy một cạnh răng lược sẽ bị vẹt, cạnh răng bên lại chỉ lướt qua. Thợ khi đẩy chuốt phải đẩy từ giữa rãnh răng đến ngọn để tạo ngọn răng lược nhọn, gốc răng để vuông. Đến đây, toàn bộ công đoạn chính đã hoàn thành xong một chiếc lược.
Còn lại công đoạn phụ là trang trí chiếc lược sửa các đầu bị chéo răng, sửa sống lược cho vuông hoặc tròn, hoặc thứa hình dóng trúc và khéo chỉ rãnh chân răng lược. Cuối cùng, dùng cào con nạo ngang dọc cho thật nhẵn, sau đó kẻ vân hoa sống lược và dùng giấy nháp loại nhỏ nhất, chùi cho lược được bóng đẹp, mát mắt người tiêu dùng. Thợ sản xuất được một chiếc lược đẹp hay xấu là do tay nghề quyết định. Nhưng bí quyết lại do sự kiện tạo đồ nghề như các loại cưa to, nhỏ; các kiểu chuốt ngắn, dài, vời đẽo, phang (bào), nạo và các loại dụng cụ nhỏ khác….Tất cả đều mang đặc trung của làng nghề Thụy Ứng.
Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước (ảnh: Bảo Thoa) |
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống của nhân dân có nhiều khởi sắc. Từ nguyên liệu sừng và móng sừng, người thợ Thụy Ứng đã sáng tạo ra mặt hàng mới, phục vụ đời sống dân sinh trong và ngoài nước như thìa, ấm, chén, bát uống nước trà, dĩa, xỉa thức ăn, be rượu, ống tăm, gạt tàn thuốc lá, lót đón chân giày, ống đũa. Đặt biệt, nhiều thợ khéo tay đã sáng tạo ra những mặt hàng mỹ nghệ bằng chất liệu sừng như con tôm, rồng, phượng hoàng, đại bàng, chuồn chuồn, thạch sùng, hộp đựng đồ trang sức...
Ngày nay, nghề làm lược sừng được cơ giới hoá một số khâu, nhưng điều quyết định chất lượng sản phẩm vẫn là bàn tay, khối óc sáng tạo của người thợ thủ công Thụy Ứng. Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước, minh chứng sinh động cho sức sống mãnh liệt của một làng nghề truyền thống.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30