Chi tiết hệ thống trạm bơm 550 tỷ đồng hồi sinh sông Tô Lịch
Để đường dành cho xe đạp phát huy hiệu quả “Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô |
Thay thế nước nguồn, tạo dòng chảy
Những nghiên cứu trước đây về việc bổ cập nước cho hồ Tây và sông Tô Lịch có thể sử dụng một trong ba nguồn nước chính: Thứ nhất là nguồn nước ngầm thông qua các giếng khoan; thứ hai, nguồn ước sông Nhuệ qua cống Liên Mạc dẫn bằng hệ thống mương, cống đổ vào sông Tô Lịch tại cửa cống Nguyễn Khánh Toàn; thứ ba, nguồn nước sông Hồng qua hệ thống máy bơm và đường ống áp lực: Bổ cập nước cho sông Tô Lịch thông qua hồ Tây.
Xuất phát từ tình hình thực tế, Sở Xây dựng cho rằng, sau khi dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2024 với công suất vận hành thử nghiệm là 100.000 m3/ngđ (tương đương 1,15 m3/s), các nguồn nước thải vào sông Tô Lịch đã được thu gom vào hệ thống thu gom dọc sông Tô Lịch về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá dẫn đến sông Tô Lịch cạn, vào mùa khô trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo cảnh quan đô thị. Do đó việc triển khai một dự án bổ cập khẩn cấp cho dòng sông Tô Lịch từ thượng lưu sông hiện nay với tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội.
Dự án có mục tiêu đầu tư bổ cập nước cho sông Tô Lịch từ nguồn sông Hồng, thay thế nguồn nước thải đã được thu gom về Nhà máy nước thải Yên Xá, đảm bảo tạo dòng chảy, cải thiện môi trường, tạo mực nước trên sông, thau rửa lòng sông, đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường. Chuẩn bị nguồn để bổ cập nước cho hồ Tây sau khi quận Tây Hồ hoàn thành Đề án quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị của hồ Tây và triển khai thực hiện.
V trí công trình đầu mối trạm bơm ngoài đê sông Hồng dự kiến tại khu vực phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, nằm ngoài hành lang bảo vệ cầu Nhật Tân. |
Căn cứ vào điều kiện địa hình khu vực dự kiến xây dựng công trình, hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật và chế độ thủy văn trên sông Hồng hiện nay, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất xây dựng công trình đầu mối trạm bơm ngoài đê trên bờ hữu sông Hồng dự kiến tại khu vực phường Phú Thượng, quận Tây Hồ nằm ngoài hành lang bảo vệ cầu Nhật Tân.
Tuyến ống đi qua đê Hữu Hồng - đường An Dương Vương được lựa chọn tại vị trí dưới gầm cầu Nhật Tân. Để chuẩn bị cho công tác này, liên Sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án kỹ thuật, giải pháp qua đê An Dương Vương và vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Về phương án hướng tuyến ống cấp nước, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra hai phương án. Phương án 1: Tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt.
Trên tuyến Võ Chí Công có bố trí đầu chờ chia nước để theo tuyến ống dẫn nước đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân (khu vực Lotte Mall Tây Hồ) và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi vào hồ Tây (việc tính toán xử lý nước trước khi xả vào hồ Tây được thực hiện theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu vực hồ Tây và phụ cận do UBND quận Tây Hồ thực hiện).
Sơ đồ chi tiết 2 phương án tuyến ống bổ cập nước cho sông Tô Lịch từ sông Hồng. |
Phương án 2: Tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đến khu vực Lotte Mall Tây Hồ đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy để vào hồ Tây (việc tính toán xử lý nước trước khi xả vào hồ Tây được thực hiện theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu vực hồ Tây và phụ cận). Từ hồ Đầm Bảy theo đường ống dưới lòng hồ về cửa điều tiết A thoát về cống ngầm TE3, từ đó nước theo cống ngầm TE3 chảy tự nhiên về điểm đầu sông Tô Lịch tại cống qua đường Hoàng Quốc Việt.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, Phương án 1 có ưu điểm là tuyến thẳng, đi độc lập và hoàn toàn trên vỉa hè tuyến đường Võ Chí Công. Phương án 2 có ưu điểm là hướng tuyến thi công ngắn hơn, bổ cập vào hồ Tây và tận dụng được mương TE3 sẵn có. Liên ngành thống nhất lựa chọn phương án 1, tuyến ống đi thẳng dọc đường Võ Chí Công bổ cập vào sông Tô Lịch tại cuộc họp gần đây.
Về giải pháp kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất lưu lượng bổ cập nước cho sông Tô Lịch và hồ Tây là 3,0m3/s; kích thước đường ống dẫn nước đường kính D1200 (bố trí 2 đường ống thép, 1 ống dự phòng có đường kính D1200 đặt trong hộp bằng bê tông cốt thép); dự kiến đặt 3 đập dâng tại vị trí Cống Mọc, cầu Dậu và vị trí trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu.
Giữ mực nước, tạo cảnh quan trên sông
Đặc thù sông Tô Lịch có độ dốc đáng kể, chênh lệch cao độ đáy sông tại điểm đầu đường Hoàng Quốc Việt và điểm cuối Thanh Liệt trung bình 2,0m. Lượng nước bổ cập vào sông với lưu lượng 3,0m3/s nên không đủ tạo dòng chảy và dâng nước trên toàn bộ chiều dài dòng sông, do đó cần bố trí thêm một số đập dâng để dâng và duy trì mực nước trên các đoạn sông tạo cảnh quan cho dòng sông. Qua tính toán sơ bộ xác định cần đặt 3 đập dâng tại vị trí Cống Mọc, Cầu Dậu (vị trí cụ thể sẽ được nghiên cứu lựa chọn khi có tài liệu khảo sát địa hình) và tại vị trí trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu.
Liên ngành thống nhất lựa chọn phương án 1, tuyến ống đi thẳng dọc đường Võ Chí Công bổ cập vào sông Tô Lịch tại cuộc họp gần đây. |
Rà soát cao độ các cửa thu, giếng tách hệ thống thu gom nước thải sông Tô Lịch thuộc dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá để đề xuất các giải pháp xử lý đảm bảo mực nước trên sông sau bổ cập không tràn vào (dự kiến mực nước sông sau bổ cập trong khoảng dưới cos +3.3 đến +3.8 m). Lựa chọn phương án làm đập dâng bằng cao su, khi không cần dâng nước tháo nước hạ đập xuống để thoát nước. Giai đoạn thiết kế cần nghiên cứu thêm phương án đập dâng có cửa van để lựa chọn phương án tối ưu.
Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội và Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi làm việc và thống nhất về chủ trương phương án thi công đào mở qua đê Hữu Hồng thi công lắp đặt tuyến ống tại vị trí cắt ngang qua đê phía dưới cầu dẫn cầu Nhật Tân. Thời gian thi công hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2025.
Tại vị trí tuyến ống cắt qua đê Hữu Hồng (đường An Dương Vương), bố trí 02 đường ống D1200 (dự phòng cho việc nâng công suất trạm bơm lên 5m3/s). Chiều dài đường ống qua thân đê dự kiến khoảng 45m.
Cụ thể tiến hành phân luồng giao thông đường An Dương Vương tại vị trí xây dựng, tiến hành đào mở đê, xây dựng cống hộp (đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn) kích thước 2x(2x2m), lắp đặt đường ống bên trong cống hộp, đắp đất sét đầm chặt xung quang ống, hoàn trả tường kè bê tông, mặt bằng đường An Dương Vương theo thiết kế ban đầu.
Trên cơ sở phương án kỹ thuật và quy mô đầu tư, liên ngành đề xuất tổng mức đầu tư khái toán khoảng 550 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư sẽ được chuẩn xác trong quá trình lập dự án đầu tư.
Phương án đề xuất bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch đưa ra: (1) Công trình trạm bơm có công suất 3-5m3/s khai thác nước sông Hồng được đầu tư xây dựng tại bãi sông khu vực phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. (2) Tuyến ống dẫn nước thô từ vị trí trạm bơm đi dọc tuyến đường nội bộ trong vùng bãi sông cắt qua đê sông Hồng, qua đảo giao thông đi dọc theo vỉa hè đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí nút giao Hoàng Quốc Việt. Tại vị trí đường Võ Chí Công (đối diện ngõ 685 Lạc Long Quân) bố trí 1 họng chờ để sẵn sàng cấp nguồn bổ cập nước hồ Tây (theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu vực hồ Tây và phụ cận của UBND quận Tây Hồ). Phương án thi công: Khoan rút ống hoặc khoan kích ngầm kết hợp đào mở hố giếng. Sử dụng vật liệu ống gang dẻo hoặc HDPE D1200. (3) Lựa chọn tốc độ dòng chảy phù hợp 0,075 m3/s kết hợp xây dựng các đập dâng trên sông Tô Lịch nhằm duy trì mực nước trung bình trên sông Tô Lịch trong khoảng dưới cos +3.3 đến +3.8 m để không vượt quá ngưỡng các giếng tràn nước mưa theo dự án Yên Xá đã đầu tư xây dựng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 10 độ C
Môi trường 17/01/2025 06:08