-->

Chỉ biết nói đến hai từ: Cảm kích!

Những ngày này thời tiết miền Bắc giao động 36-38 độ, nhưng nền nhiệt ngoài trời tại các đô thị do hệ lụy của hiệu ứng nhà kính, khí thải ô tô, xe máy, điều hòa, nhựa đường lên đến 45-50 độ. Ngồi trong nhà, nếu không điều hòa, cảm giác như ngồi trong lò nung, đi ra đường bịt, che chắn kín mít nóng bốc lên hầm hập. Ấy vậy, những chiến sĩ áo trắng đang ở tâm dịch phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ kín mít từ 5-8 tiếng đồng hồ dưới nền nhiệt “như thiêu, như đốt” thì khó có lời lẽ nào tả nổi. Chỉ biết nói đến hai từ: Cảm kích!
Thái Nguyên: 51 y, bác sĩ lên đường hỗ trợ Bắc Giang dập dịch Đồng hành cùng đội ngũ y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19
Chỉ biết nói đến hai từ: Cảm kích!
Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch. Ảnh nguồn: nhandan.vn

Từ các trung tâm y tế quận, huyện; các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC); các khu cách ly tập trung; bệnh viện chữa trị; các tâm dịch của cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh… đâu đâu cũng thấy những người mặc bộ đồ bảo hộ với màu xanh - trắng chủ đạo kín mít. Họ chính là lực lượng y, bác sĩ nơi tuyến đầu đang phải căng mình chống chọi với đại dịch để bảo vệ an toàn cho cộng đồng, sức khỏe, mạng sống cho nhân dân.

Đại dịch Covid-19 xảy ra đã gieo rắc bao nỗi khổ, nhưng lần dịch thứ 4 này diễn ra vào những ngày hè nóng bức thì còn khổ hơn nhiều. Với mỗi người bình thường như chúng ta, dưới nền nhiệt 38-45 độ C, thậm chí cả ngồi điều hòa, luôn phải tuân thủ việc đeo khẩu trang cũng cảm thấy khó chịu, đi ra đường hoặc ngồi phòng không điều hòa mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, nóng quá còn nổi ban đỏ…

Những thứ đó chưa thấm vào đâu đối với những y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh những ngày này nhiệt độ luôn ở mức 35-38 độ C, nền nhiệt ngoài trời lên tới 45-50 độ C, song với quyết tâm không để dịch lan rộng, phải khống chế dịch bằng mọi giá, phải tranh thủ từng phút, từng giờ chữa trị, bảo vệ mạng sống cho nhân dân... nên nóng thì mặc nóng, những y, bác sĩ họ vẫn vui vẻ khoác lên mình bộ đồ bảo hộ để vào “trận tuyến” chống dịch.

Điều đáng nói, khi đã khoác bộ đồ bảo hộ đồng nghĩa với việc 2 không (không vệ sinh cá nhân, không cởi ra) cứ thế bộ đồ bảo hộ theo các y, bác sĩ suốt 5-6 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 8 tiếng liên tục. Trời mùa đông còn đỡ, trời mùa hè chỉ mới mặc vào chưa đến 5 phút toàn cơ thể đã đẫm mồ hôi.

Nóng nực, ngứa ngáy, ướt sũng là những cụm từ chủ đạo luôn đi cùng họ khi khoác lên mình bộ đồ bảo hộ. Mặc một ngày còn đỡ, đã ra “tiền tuyến” khi nào không còn “quân thù” mới về, nên đa số đội ngũ y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch ai cũng bị vấn đề về da, mẩn ngứa.

Đàn ông đã khổ, nhưng những bác sĩ là nữ giới nơi tuyến đầu chống dịch còn khổ gấp bội lần. Có những vấn đề tế nhị liên quan đến phụ nữ không thể nói thành lời. Nóng bức, ngột ngạt, thiếu nước lại làm việc với cường độ cao, nhiều y, bác sĩ đã ngất đi trong giờ làm việc.

Dịch vẫn diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch đang tiếp tục thần tốc diễn ra, nắng, nóng vẫn không có dấu hiệu giảm, nhưng với đội ngũ các y, bác sĩ, các lực lượng liên quan ở tiền tuyến họ hiểu rằng, dù gian khổ, dù hiểm nguy, dù da có bỏng, mặt có bị trầy xước, dù có ngất đi trong lúc làm việc vì quá mệt nhưng họ đang làm công việc rất đỗi thiêng liêng bảo vệ sự an nguy cho toàn xã hội. Hạnh phúc lớn nhất của đời người chưa hẳn chúng ta có bao nhiêu tiền mà quan trọng hơn chúng ta đã được cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho Nhân dân!

Chào những chiến sĩ không mang quân hàm nơi tuyến đầu chống dịch với tất cả sự trân quý và cảm kích! Những y, bác sĩ của Nhân dân, vì Nhân dân!

H.Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Xem thêm
Phiên bản di động