--> -->

“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa

Hơn 20 năm qua, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm luôn dành trọn tình yêu, niềm đam mê của mình cho nghệ thuật múa rối nước. Ông đã sáng tạo ra sân khấu múa rối nước thu nhỏ, mang rối nước đi biểu diễn, quảng bá với khán giả trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Người “giữ hồn” phường rối nước Chàng Sơn Múa rối nước, góp phần “giữ hồn” dân tộc

Sứ giả văn hoá thầm lặng

Ghé thăm sân khấu rối nước thu nhỏ của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm những ngày cuối năm, số lượng khách du lịch quốc tế đến xem các tiết mục do nghệ sĩ biểu diễn ngày càng đông. Căn nhà bốn tầng nằm trong con ngõ nhỏ tại phố Chợ Khâm Thiên (quận Đống Đa, Hà Nội) gần như được bố trí dành trọn cho nghệ thuật múa rối nước.

Từ bên ngoài nhìn vào qua ô cửa cổng đã thấy những chú rối đặt bên khung cửa sổ ở các tầng. Những tấm Bằng khen, Giấy chứng nhận, ảnh chụp lưu lại hoạt động biểu diễn rối nước ở nhiều nơi trong và ngoài nước được nghệ sĩ đặt trong từng khung kính. Không gian sân khấu rối nước thu nhỏ ấy chứa đựng tình yêu và tâm huyết của nghệ sĩ với nghệ thuật rối nước truyền thống.

“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm giới thiệu nghệ thuật múa rối nước truyền thống, cách làm con rối cho du khách quốc tế.

Chia sẻ về hành trình theo đuổi nghệ thuật múa rối nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cho biết, ông sinh ra và lớn lên tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - cái nôi của nghệ thuật múa rối nước cổ truyền Việt Nam. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã được ông nội và cha truyền dạy cho những bí quyết tạo hình con rối, cách thức biểu diễn các trò rối nước hấp dẫn người xem. Khi lớn lên, rời làng quê ra thành phố, ông mang theo tình yêu quê hương mà trong đó có tình yêu đối với nghệ thuật rối nước.

Trong thời gian tham gia hoạt động ở đoàn nghệ thuật múa rối nước của gia đình, ông sớm nhận ra sự hạn chế của mô hình sân khấu múa rối nước lớn là cồng kềnh, khó di chuyển, không thích hợp với đoàn biểu diễn có ít người. Bởi thế, ông luôn trăn trở, thôi thúc bản thân phải tìm tòi, sáng tạo ra một mô hình sân khấu rối nước gọn nhẹ để có thể đưa nghệ thuật múa rối đến nhiều nơi, gần hơn với công chúng.

Năm 2000, mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm được ra mắt. Sân khấu thu nhỏ vẫn giữ nguyên được những yếu tố cơ bản của sân khấu rối nước truyền thống, song gọn nhẹ, cơ động hơn nhiều: Toàn bộ thủy đình và bể nước chỉ rộng khoảng 2-3m2. Mô hình múa rối nước đặc biệt độc đáo ở điểm có thể biểu diễn bởi một người thay vì 3-4 người điều khiển con rối như ở mô hình truyền thống.

“Muốn giữ nghề truyền thống thì nghệ sĩ phải đứng thật vững trên nền tảng truyền thống, kết hợp tìm tòi, sáng tạo các tiết mục mới, thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa rối nước của khán giả. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những trò diễn mới, cải tiến mô hình để phù hợp cho việc biểu diễn ở khắp mọi nơi, đưa múa rối nước cổ truyền của Việt Nam vươn xa tới các châu lục”, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ.

Cứ thế, hơn 20 năm qua, ông Liêm đã đem sân khấu múa rối nước thu nhỏ đi biểu diễn các tiết mục tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, những khu vực vùng sâu, vùng xa, hay trong những lớp học… Nghệ sĩ cũng đã đưa múa rối nước đến với nhiều ngày hội văn hóa ở các nước trên thế giới như: Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Canada, Italy, Ba Lan, Mỹ...

Với lối đi riêng biệt, tiên phong đó, dù ở bất cứ nơi đâu, tiết mục biểu diễn của ông cũng nhận được sự thích thú, những tràng vỗ tay khen ngợi của khán giả. Sau các tiết mục biểu diễn, ông Liêm còn dành thời gian cho khán giả giao lưu, tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước truyền thống, cũng như giới thiệu về lịch sử, những đặc trưng của người Việt. Với ông, đó cũng là cách quảng bá nét đẹp văn hoá Việt nói chung và nghệ thuật rối nước truyền thống nói riêng tới du khách quốc tế.

Tay nâng niu những con rối, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm bộc bạch: “Nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật múa rối nước nói riêng hiện nay đang bị thế hệ trẻ quay lưng nếu không có sự sáng tạo, cải tiến, tiếp cận với khán giả theo những hướng mới thì sẽ bị mai một. Mô hình sân khấu múa rối gọn nhẹ có thể tiếp cận mọi nơi, đưa vào trong lớp học hay biểu diễn ở nước ngoài điều mà sân khấu múa rối truyền thống không thể thực hiện được. Với cách làm đó tôi sẽ đưa múa rối nước đến gần hơn, nhiều hơn với công chúng”.

Những tác phẩm mới mang hơi thở thời đại

Bày tỏ sự ngưỡng mộ sau khi xem những tiết mục múa rối do nghệ sĩ Phan Thanh Liêm biểu diễn, bà Diana O’Sullivan (du khách người Anh) cho hay: “Tôi được đoàn du lịch giới thiệu múa rối nước là nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, trong chuyến thăm Hà Nội lần này, tôi đã đặt lịch để được trải nghiệm thực tế các tiết mục múa rối. Tôi rất ấn tượng khi nghệ nhân đã cải tiến mô hình múa rối nước, sáng tạo ra những tiết mục, sử dụng con rối để giáo dục mọi người bằng những câu chuyện hài hước, dễ hiểu. Thông qua các con rối, nghệ nhân đã giao tiếp, truyền đạt nhiều thông điệp ý nghĩa đến với khán giả”.

“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa

Càng đi biểu diễn nhiều nơi, nhận được nhiều sự cổ vũ của bạn bè quốc tế, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm lại càng trăn trở làm sao để nghệ thuật rối nước không bị mai một. Chia sẻ cảm xúc sau những chuyến lưu diễn tại nước ngoài, nghệ sĩ cho rằng, điều khiến ông vui nhất không chỉ là sự yêu mến của khán giả mà còn là sự tự hào khi giới thiệu được văn hóa truyền thống của quê hương đến với bạn bè quốc tế. Sự đón nhận của khán giả đã giúp ông có thêm nhiều động lực để đi tiếp con đường mà cha ông đã chọn.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật múa rối nước cổ truyền, bên cạnh việc khai thác, phục hồi các tích trò rối mang đậm bản sắc Việt như chăn trâu thổi sáo, chọi trâu, đánh võ, rước kiệu, đua thuyền, múa rồng… nghệ sĩ Phan Thanh Liêm đã sáng tạo ra những tác phẩm rối nước mới, phản ánh được những vấn đề của con người và cuộc sống hôm nay. Nhiều tiết mục, chương trình múa rối nước đề tài hiện đại như về văn hóa giao thông, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường sống… đã được nghệ sĩ xây dựng, biểu diễn thu hút sự đón nhận của đông đảo khán giả...

Nguyễn Hoa

Nên xem

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.
Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Bộ đội cụ Hồ chung tay xây dựng Thủ đô

Dẫu đã rời xa chiến trường, những cựu chiến binh Hà Nội vẫn không ngơi nghỉ hành trình cống hiến. Trở về với đời thường, họ tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và lan tỏa lối sống văn minh. Chính họ, những “chiến sĩ thời bình” đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững và hiện đại của Thủ đô hôm nay.
Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Giữa những ngày của tháng Bảy, khi cả nước lặng mình trong không khí tri ân, mỗi con đường, góc phố lại gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên, những tháng năm mà hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 27/7, Ngày Thương binh - Liệt sĩ không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những hy sinh lớn lao của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, mà còn là dịp để hun đúc tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong từng thế hệ hôm nay và mai sau.
Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Sáng tác của những tác giả sinh sống tại nước ngoài là minh chứng cho tình yêu với tiếng Việt, gìn giữ tiếng Việt trong mỗi gia đình và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry" được viết bởi nhà khoa học Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện đang sinh sống tại Đan Mạch.
Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.
Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Mô hình chính quyền hai cấp đang tạo ra những cơ hội mới cho du lịch Thủ đô. Việc phân quyền rõ ràng giúp các địa phương chủ động hơn trong việc phát triển du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự linh hoạt này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần quảng bá văn hóa và hình ảnh của Hà Nội ra thế giới.
“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

Chiều 24/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II/2025. Ông Cao Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL chủ trì họp báo.
Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định 2553/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động