--> -->

Múa rối nước, góp phần “giữ hồn” dân tộc

Từ xa xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi và loại hình nghệ thuật dân gian để gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ của mình. Và trong đó, không thể không nhắc tới múa rối nước một môn nghệ thuật dân gian truyền thống có từ lâu đời với những nét độc đáo riêng.
Xem múa rối nước miễn phí tại khu Di sản Hoàng thành Thăng Long Làng rối nước Ðào Thục: Tự “làm mới” để bảo tồn nghệ thuật

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là hình thức dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Loại hình nghệ thuật đặc sắc này được hình thành từ đời sống lao động, gắn bó với môi trường sông nước của người Việt cổ. Quanh năm lao động vất vả, mệt nhọc, trong những giây phút nghỉ ngơi, những người nông dân đã sáng tạo cho mình một trò chơi mới, đó là dùng những khúc gỗ, tạo thành hình con trò, điều khiển trên mặt nước, gọi là trò rối nước.

Trong mỗi trò diễn, người nông dân có thể bắt gặp những nét sinh hoạt, những công việc quen thuộc họ vẫn làm hàng ngày. Hình ảnh chú trâu đi bừa hay công việc tát nước ngoài đồng, tất cả đều hiện lên đầy sinh động, hấp dẫn.

Múa rối nước, góp phần “giữ hồn” dân tộc
Múa rối nước thu hút du khách quốc tế.

Không còn biểu diễn ở chiếc ao làng nhỏ bé, múa rối nước đã được biểu diễn ở thủy đình của làng mỗi khi làng có hội. Và cũng vì thế mà đề tài của múa rối nước cũng trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh những trò diễn thể hiện đời sống sinh hoạt, những tập tục của người nông dân Việt Nam còn có các trích đoạn của các tích cổ như: Thạch Sanh, Tấm Cám. Nghệ thuật rối nước là sản phẩm văn hoá bản địa dân tộc Việt, phát triển ở hầu hết các làng xã quanh kinh thành Thăng Long như Đào Thục, Đào Xá - huyện Đông Anh, chùa Nành - huyện Gia Lâm, Phường rối nước xã Thanh Hải - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương và nhiều phường rối ở hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Dần dần rối nước - một nghệ thuật sinh ra từ đời thường đã trở thành sản phẩm của sân khấu truyền thống Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, múa rối nước ra đời từ nhu cầu tinh thần của những người dân, gắn bó với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Và cũng chính họ, với óc sáng tạo và bàn tay tài hoa đã khai sinh ra loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Linh hồn của múa rối nước chính là những con rối. Khâu đầu tiên và chiếm vị trí quan trọng đó chính là khâu tạo hình. Ông cha ta đã vô cùng tinh tế khi chọn chất liệu gỗ sung làm con rối, bởi tính chất nhẹ và dai của gỗ. Cùng với lớp sơn phủ bên ngoài sẽ làm cho con rối thỏa sức vùng vẫy trên mặt nước mà không sợ bị cong, vênh hay thấm nước. Để làm một con rối hoàn chỉnh, phải trải qua nhiều công đoạn. Dưới những đôi bàn tay vốn quen với cái cuốc, cái cày, những khúc gỗ đơn điệu dần dần trở thành những con rối như: Chú Tễu, người nông dân, con trâu, cái cày, hay những con vật rất sinh động và có thể múa hát, làm việc. Bằng việc đánh bóng, gọt giũa và trang trí, người nghệ nhân xưa đã thổi hồn vào con rối, làm cho chúng trở nên tươi tắn, ngộ nghĩnh, mang nét tượng trưng và những nét tính cách khác nhau, sinh động đến lạ thường.

Quân rối nước dù tạc liền thành một khối gỗ hay chắp lại đều có hai phần gắn liền nhau, đó là phần thân và phần đế. Phần thân là phần nổi trên mặt nước để thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước, giữ cho con rối nổi lên trên, và là nơi lắp máy, điều khiển cho con rối cử động.

Trải qua nhiều năm, có một quân rối luôn chiếm được tình cảm nhiều nhất và trở thành nhân vật tiêu biểu cho múa rối nước, đó là chú Tễu. Một thân hình tròn trĩnh với nụ cười hóm hỉnh, chú Tễu đã xuất hiện một cách vui vẻ, nghịch ngợm để làm nhiệm vụ giáo đầu, mở màn cho các tiết mục rối. Người dân Việt Nam đều thích chú Tễu bởi nhân vật rối với hai tay vung vẩy, cái đầu quay ngang, quay ngửa trêu trọc khán giả đã mang lại nụ cười, niềm lạc quan, mang lại những phút giây thoải mái, nhất là sau những giờ lao động mệt mỏi.

Trong nghệ thuật múa rối nước, nghệ thuật sử dụng mặt nước cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của con rối. Nếu như những con rối được điêu khắc một cách đơn giản, có phần thô cứng với những cử động gấp khúc thì mặt nước lại luôn lung linh, mềm mại và như một chiếc gương phản chiếu mây trời. Hai sự vật tưởng chừng như rất đối lập nhau nhưng khi kết hợp lại thì sẽ trở thành một sự độc đáo, hấp dẫn hiếm có. Người xem trên bờ chỉ thấy chợt ẩn, chợt hiện và đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác….

Nghệ thuật rối nước đã hội tụ đầy đủ tinh hoa của nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau. Múa rối nước không chỉ giúp người xem cảm nhận được sắc thái của hội Làng, mà còn phảng phất đâu đó những ước mơ giản dị của người nông dân về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Đằng sau những con rối là cả một làng quê Việt Nam với đời sống nông nghiệp từ lao động, lễ hội, tình yêu đến chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ cách mạng 4.0, với sự lên ngôi của công nghệ và các giá trị văn hóa khác, múa rối nước vẫn là “món ăn” tinh thần cho du khách nước ngoài khi đến Hà Nội du lịch, công tác…/.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Ngay sau khi Báo Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè”, phản ánh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn phường, lực lượng Công an phường đã tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết và kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm tuyên dương 190 cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm tuyên dương 190 cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua năm 2025

Sáng nay (8/5) tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ dâng hương tại đài tưởng niệm và tuyên dương 190 công nhân giỏi, sáng kiến tiêu biểu trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng ngày 8/5/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.
Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lòng Chát tại 18 Trần Thái Tông

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Lòng Chát tại 18 Trần Thái Tông

Sáng nay (8/5), đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã đến quán Lòng Chát kiểm tra nguồn gốc và thông tin về bộ lòng se điếu dài 40m.
Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh

Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh

Tin vui từ tạp chí du lịch danh tiếng Time Out của Anh Quốc đã một lần nữa khẳng định sức hút kỳ diệu của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cơ sở 2 tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã chính thức bế mạc.
Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 8/5, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung quan trọng trong dự thảo Luật là vấn đề tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hoá chất.

Tin khác

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả nổi tiếng và người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, đã qua đời vào lúc 19h10 tối 2/5/2025 tại Hà Nội, hưởng thọ 107 tuổi. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 198, Hà Nội.
Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Đây là thông báo mới nhất phát đi chiều nay (3/5) từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh liên quan tới việc chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức, một trong những sự kiện thuộc chương trình Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Tối nay (2/5), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt với tựa đề “Hành trình thống nhất”, nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên sóng VTV1.
Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội những ngày này đi đâu cũng thấy màu cờ đỏ trang trọng, màu sắc vui tươi, đầy ý nghĩa của tranh cổ động. Cùng với dòng chảy thời gian, mọi thứ có thể thay đổi nhưng sức sống và vai trò của tranh cổ động, phản ánh những sự kiện quan trọng của địa phương, đất nước thì mãi trường tồn. Giờ tìm được lớp người: “muôn năm cũ” chuyên về dòng tranh cổ động không phải chuyện dễ. Chúng tôi tìm về thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội để tìm một người như thế.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Thời gian trôi qua nhưng ký ức về ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất vẫn in đậm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Năm nay, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, niềm xúc động lại trào dâng trong từng câu chuyện, từng ánh mắt và nụ cười của những người sinh ra trong hòa bình và cả những người trẻ đang tiếp bước dựng xây Tổ quốc.
Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Khoa Âm nhạc Truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức thành công chuỗi ba chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đặc sắc "Thanh xuân đất Việt", "Âm thanh Tuổi Trẻ" và "Ngọc âm".
Xem thêm
Phiên bản di động