Chân dung những "siêu anh hùng" mang về 1 triệu tỷ đồng cho thị trường chứng khoán năm 2017
7 kiến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tìm đến thị trường chứng khoán Việt Nam |
Năm 2017 được gọi là các “bom tấn” đổ bộ lên sàn chứng khoán khi hàng loạt doanh nghiệp lớn với thương hiệu được khẳng định đã lần lượt chào sàn và thu hút mạnh mẽ dòng vốn từ các tổ chức nước ngoài.
Cùng với sự góp mặt của những bom tấn mới mẻ, dòng tiền cũng đổ mạnh vào thị trường đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng. Vì vậy, chỉ tính riêng sàn HOSE thì quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ sau 1 năm đã tăng thêm hơn 1 triệu tỷ đồng. Tính đến ngày 21/12/2017, vốn hóa sàn này đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 110 tỷ USD.
Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây, tất cả những cổ phiếu được kể tên bao gồm: Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC), PV GAS (GAS), Hòa Phát (HPG), Sabeco (SAB), FLC Faros (ROS) đều đã tăng thêm hơn 1 tỷ USD vốn hóa so với thời điểm đầu năm 2017.
Trong đó, vốn hóa của Vinamilk tăng thêm 114.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) – dẫn đầu đội quân anh hùng. Vingroup tăng thêm 82.000 tỷ đồng (3,6 tỷ USD) và PV GAS tăng thêm 61.000 tỷ đồng (2,7 tỷ USD).
Nhóm mới niêm yết đóng góp thêm gần 300.000 tỷ đồng
Trong năm nay, thị trường đón thêm các gương mặt mới bao gồm Petrolimex (PLX), VPbank (VPB), Vincom Retail (VRE) và Vietjet Air (VJC). 4 “siêu anh hùng” đã đem về cho TTCK Việt Nam gần 300 nghìn tỷ đồng. Tại ngày 21/12, PLX có vốn hóa gần 80.800 tỷ đồng, cổ phiếu ghi nhận mức tăng 75% trong năm (theo giá điều chỉnh).
Ngân hàng VPBank lên sàn từ 17/08/2017 và giá cổ phiếu của VPB không biến động nhiều nhưng với quy mô lớn, VPB đã đạt hơn 60.500 tỷ đồng giá trị vốn hóa. Trong khi đó VRE mới góp mặt hơn 1 tháng nhưng đã có mức tăng trưởng hơn 20%, góp gần 92.000 tỷ đồng vốn hóa cho thị trường.
Trong nhóm này, VJC là gương mặt lên sàn sớm nhất và cũng ghi nhận mức tăng giá cổ phiếu hơn 75%, góp thêm vào thị trường hơn 63.000 tỷ đồng.
Đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng quy mô thị trường không thể không kể đến nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu vua VCB, CTG, BID, MBB đã đem về 126.000 tỷ đồng.
Chỉ 10 cổ phiếu vốn lớn nhất đã chiếm 56% giá trị thị trường
3 doanh nghiệp đã đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng quy mô thị trường là VNM, VIC, GAS cũng là 3 doanh nghiệp đứng đầu về giá trị thị trường trên sàn HOSE.
Điều đáng nói là sự phân hóa mạnh mẽ trên thị trường. Chỉ 10 cổ phiếu lớn nhất đã chiếm tới 56% giá trị thị trường trong khi hàng trăm cổ phiếu còn lại chỉ đóng góp 44%.
Theo Mai Linh/Trí thức trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35