Cầu Thê Húc – Chứa đựng nét đẹp văn hóa của người Hà Thành
Tỏa sáng Văn hóa - Du lịch Thủ đô | |
Không nên để các cháu trèo lên Tháp Bút | |
Hồ Gươm - trong dòng ký ức |
Ở thế kỷ 21, có một Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày, náo nhiệt, nhộn nhịp và phát triển. Thế nhưng vẫn có một Hà Nội đang cần mẫn bảo tồn những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong đó có nét độc đáo hiếm trong kiến trúc của cầu Thê Húc bên bờ Hồ Gươm.
Hàng trăm năm nay, cầu Thê Húc cũng là điểm thăm quan thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Chị Nguyễn Ngọc Mai (Hà Tĩnh) chia sẻ: “Mỗi lần đến Hà Nội tôi thường tìm về Hồ Gươm và nhất định phải đặt chân lên cầu Thê Húc một lần. Đứng ở trên cầu ngắm nhìn xung quanh, tôi cảm nhận được đầy đủ nhất sự dịu dàng của Hà Nội”.
Cầu Thê Húc nối đền Ngọc Sơn với bờ. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Có thể nói, trong suốt chiều dài hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Hà Thành. Đi cùng với quãng thời gian ấy là những giá trị lịch sử và những câu chuyện không phải ai cũng biết.
Theo sử sách còn ghi lại, năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu ((1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc, nghĩa là “giọt ánh sáng đậu lại” hay “Ngưng tụ hào quang”. Cây cầu này gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Thú vị nhất là cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu được trăng) nằm ẩn núp dưới bóng cây đa cổ thụ. Đắc Nguyệt lâu là một gác chuông hai tầng, kiến trúc tựa như Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Lầu có đắp hình long mã và rùa thần đội đồ thư và gươm báu hai bên, kèm đôi câu đối tượng trưng cho tấm lòng thanh bạch của sĩ phu Bắc Hà: “Cầu gỗ như chiếc cầu vồng đưa lên hồ đảo. Lầu cao soi trăng sáng nằm giữa lòng hồ”.
Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.
Bao nhiêu năm qua, sắc đỏ của cầu Thê Húc vẫn là điểm nhấn giữa lòng Hồ Gươm. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Giai đoạn 1882-1887, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái, một thanh niên trí thức tên là đã nảy ra ý định đốt cầu để cảnh cáo thực dân Pháp xúc phạm cõi tâm linh. Sau vụ việc này, cầu Thê Húc được xây lại. Kết cấu cầu mới cong hơn để chịu lực tốt hơn, mặt cầu được lát ván dọc thay vì ván ngang như cầu cũ.
Cây cầu mới này đã tồn tại thêm 55 năm nữa, trước khi xảy ra một sự cố nghiêm trọng. Đó là vào đêm Giao thừa năm 1952, do khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông, cầu đã bị quá tải và gãy một nhịp.
Cầu Thê Húc được xây lại lần hai, để tăng độ bền, móng cầu được đúc bằng xi măng thay vì dùng cấu trúc gỗ. Cây cầy mới vẫn mang dáng cầu vòng như xưa nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc, các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông thay cho dầm gỗ. Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ. Ván mặt cầu lại là ván đặt ngang như thuở sơ khai.
Đặc biệt, bao nhiêu năm qua sắc sơn đỏ vẫn chưa bao giờ thay đổi, người ta nói rằng vốn dĩ màu sắc ấy có sự liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu. Cầu Thê Húc được coi là biếu tượng của mặt trời, với ý nghĩa là sự sống, là mọi nguồn của hạnh phúc cũng như là ước vọng truyền đời từ thời cổ xưa đến nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30