Câu chuyện thú vị về sự hồi sinh của Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1898-1954
Không gian sáng tạo "Dấu xưa văn hiến" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Ông đồ Tây" mặc áo the, đội khăn xếp viết thư pháp ở Văn Miếu Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954 |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ngài Nicolas Fiévé, đại diện Viện Viễn đông bác cổ Pháp nhấn mạnh, triển lãm cho thấy sự phát triển về mặt kiến trúc của Văn Miếu, cuộc sống bên trong; cũng như công tác tu bổ, tôn tạo di sản trong nhiều năm, với sự cống hiến miệt mài và tận tụy của những người tham gia công tác này. Với các tư liệu quý, triển lãm cho phép chúng ta trở lại quá khứ gần như vẫn còn hiện hữu nơi đây.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. |
Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, với định hướng đưa Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học và không gian sáng tạo của Hà Nội, trong những năm qua, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhằm phát huy giá trị di tích, đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập của du khách trong, ngoài nước.
![]() |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và các đại biểu tham quan triển lãm. |
Triển lãm hôm nay đã thể hiện một câu chuyện rất thú vị về sự hồi sinh của di tích; đồng thời nêu bật ý chí, tình cảm, trách nhiệm của những người tham gia công tác này, giúp di sản hồi sinh, trường tồn mạnh mẽ như những gì chúng ta đang chứng kiến.
Viện Viễn đông bác cổ Pháp kể từ khi được thành lập vào năm 1902 tại Hà Nội - khi đó là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, đã đặt cho mình nhiệm vụ thăm dò khảo cổ học, thu thập các bản thảo, bảo tồn các di tích, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ và lịch sử của các nền văn minh châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản.
![]() |
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong trưng bày triển lãm. |
Văn Miếu khi ấy chỉ được người Pháp gọi là chùa Quạ vì mức độ hoang phế, nhưng đối với Viện Viễn đông bác cổ Pháp, đây lại là một di tích quan trọng. Suốt nhiều năm, Viện đã có mối liên hệ chặt chẽ với di tích trong việc bảo vệ, tu bổ thường xuyên, phục hồi chức năng thờ tự, đưa di tích trở thành một trong những di sản đầu tiên của Hà Nội được đơn vị xếp hạng.
Thông qua bộ sưu tập ảnh Việt Nam của Viện Viễn đông bác cổ Pháp, triển lãm kể lại hành trình của những con người tham gia bảo tồn khu di tích Văn Miếu, góp phần đưa di sản hồi sinh mạnh mẽ, uy nghi hơn.
Triển lãm cũng giúp công chúng hiểu về những công việc đã thực hiện ở Văn Miếu của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ; đồng thời cung cấp cho người xem một góc nhìn đương đại về công tác nghiên cứu ngày nay. Cùng với đó là chân dung của những con người luôn có niềm đam mê với di sản, góp phần cho bảo tồn khu di tích - sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi, nhằm đối phó trước những tác động mạnh mẽ của thời gian lên di sản.
Triển lãm thiết thực chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023) và được kéo dài đến hết ngày 30/4/2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hợp tác, kết nối hiện thực hóa ý tưởng công nghệ, đưa nghiên cứu từ phòng lab ra thị trường

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/5: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da
Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội
Tôi yêu Hà Nội 07/05/2025 16:49

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải
Tôi yêu Hà Nội 01/05/2025 06:37

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 17:56

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 14:36

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác
Tôi yêu Hà Nội 30/04/2025 08:30

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2025 08:07

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17