-->

Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật

Thời gian qua, những vụ việc liên quan đến các đường dây, ổ nhóm tội phạm cấu kết, giả danh công an, viện kiểm sát… gọi điện thoại đe dọa, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra khá nhiều. Ngoài việc điều tra của cơ quan công an, thì công tác tuyên truyền phòng ngừa trên các phương tiện truyền thông, báo chí cũng được triển khai rầm rộ. Tuy nhiên, những vụ việc tương tự vẫn diễn ra và để đối phó với loại tội phạm này không khó, chỉ là ý thức cảnh giác của người dân phải được nâng lên mà thôi.
Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo tinh vi Cảnh giác với muôn kiểu lừa đảo trên mạng xã hội

Tự dưng trở thành "tội phạm xuyên quốc gia"

Lật lại hàng loạt các vụ giả danh công an, viện kiểm sát gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, có rất nhiều vụ án mà nạn nhân “đang yên, đang lành” bỗng dưng trở thành tội phạm ma túy xuyên quốc gia.

Những “đường dây ma túy” tự vẽ này nhằm đánh vào tâm lý sợ hãi của người dân mà sự hiểu biết còn hạn chế. Đến khi đã “nắm thóp” được “con mồi”, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng liên tiếp, dồn dập đẩy nạn nhân vào "nguy cơ tù tội", khiến họ trở tay không kịp, răm rắp làm theo chỉ dẫn để rồi số tiền tiết kiệm bỗng "không cánh mà bay".

Tìm hiểu tài liệu cho bài viết này, phóng viên được biết một nữ cán bộ hưu trí đã 75 tuổi, trú tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, bị các đối tượng giả danh công an lừa đảo, hòng chiếm đoạt 150 triệu đồng. Theo đó, các đối tượng gọi điện thoại đến số máy cố định của gia đình bà Trần Thị T. (có địa chỉ trên), sau đó nhận là công an đang điều tra một vụ án ma túy mà bà T. là người có liên quan.

Dù bà T. có giải thích thế nào đi chăng nữa, nhưng các đối tượng vẫn tiếp tục dùng lời lẽ để dọa nạt. 75 tuổi, không còn đủ minh mẫn lại bị tội phạm dồn dập “tấn công”, bà T. liền "khai" ra thông tin cá nhân cũng như tài khoản ngân hàng.

Ngay khi biết nạn nhân có một sổ tiết kiệm với số tiền 150 triệu đồng, chúng đã yêu cầu bà T. không được nói cho ai biết để đảm bảo… bí mật cho “chuyên án”, sau đó hướng dẫn người này rút tiền, rồi chuyển toàn bộ vào tài khoản mà chúng đã chuẩn bị với lời khẳng định “nếu điều tra không thấy có dấu hiệu nghi vẫn sẽ trả lại”.

Tuy nhiên, khi ra đến văn phòng giao dịch của ngân hàng, trong lúc chờ đợi, cảm thấy có điều gì đó bất thường, lại đọc được cảnh báo của cơ quan công an dán tại khu vực giao dịch, bà T. đã trình báo nên giữ lại được số tiền trên.

Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật ảnh 1
Một trong 9 đối tượng trong đường dây cấu kết với người nước ngoài giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bị bắt tại Thừa Thiên - Huế.

Không may mắn như bà T., một người đàn ông cũng ở thị xã Sơn Tây mới đây đã bị tội phạm giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng với thủ đoạn tương tự, nhưng “vụ án” mà chúng vẽ ra để lừa nạn nhân là một vụ rửa tiền cũng… tầm cỡ xuyên quốc gia.

Lo sợ vướng vòng lao lý dù bản thân không làm gì vi phạm pháp luật, một mặt tin lời tội phạm rằng sẽ được minh oan nếu như chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản để chúng xác minh, khi không liên quan đến “đường dây rửa tiền” sẽ hoàn trả lại, nên nạn nhân đã không suy xét kĩ lưỡng, lập tức chuyển tiền.

Mặc dù sau đó, người đàn ông này khi “hoàn hồn” lại, nhận thấy những biểu hiện bất minh của vụ việc đã đến cơ quan công an trình báo, nhưng lúc này 600 triệu đồng đã “bốc hơi” hoàn toàn.

Mất tiền vì một… “bưu kiện” ảo

Trả giá đắt hơn cho sự sợ hãi, lo lắng dẫn đến thiếu kiểm soát lý chí bản thân, chị Y. ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội đã trở thành nạn nhân trong cái “bẫy” do tội phạm giăng ra.

Thủ đoạn của các đối tượng là lừa đảo, thông báo chị Y. có một bưu phẩm và thẻ ngân hàng với số nợ 38,96 triệu đồng. Sau đó, các đối tượng nối máy cho chị Y nói chuyện với một người tự xưng là công an đang điều tra vụ việc của chị Y. Sau màn “dọa dẫm”, đối tượng gửi cho chị một đường dẫn (link) và yêu cầu chị đăng nhập vào. Thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng, chị Y. phát hiện tài khoản ngân hàng bị rút 949 triệu đồng. Đến lúc này, chị Y. mới biết mình bị lừa, vội vàng ra cơ quan công an trình báo.

Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật ảnh 2
Tang vật thu giữ trong một vụ án giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bị lực lượng công an triệt xóa

Và mới đây nhất, cơ quan CSĐT - CAQ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo về một vụ giả danh công an gọi điện lừa đảo số tiền 300 triệu đồng.

Theo đó, ngày 1-4-2022, Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm tiếp nhận đơn trình báo của chị Q., SN 1990, trú tại quận Hoàn Kiếm về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đơn trình báo, sáng 30-3-2022, chị Q nhận được cuộc gọi của một đối tượng nữ, giới thiệu là nhân viên bưu điện và thông báo chị có một bưu phẩm của ngân hàng chi nhánh Đà Nẵng ghi khoản nợ là 40 triệu đồng. Người này yêu cầu chị phải thanh toán khoản nợ nếu không sẽ báo cơ quan Công an.

Sau đó, một nam giới gọi điện thoại cho chị Q., xưng là Đội trưởng, thuộc Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng. Đối tượng nói chị Q. bị lộ thông tin cá nhân và liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy rồi yêu cầu chị Q. đến Công an thành phố Đà Nẵng làm việc. Do chị Q. nói không đi Đà Nẵng được, đối tượng yêu cầu chị tải app “Thay đổi bảo mật” rồi đăng nhập tài khoản ngân hàng để xác minh. Sau đó chị Q. phát hiện tài khoản của mình bị mất 300 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Số tiền mất lớn, chị Q. khá suy sụp và lo lắng, đồng thời hy vọng rất mong manh về việc lấy lại được tiền. Đến giờ, chị Q. vẫn còn cảm thấy sợ.

Sập "bẫy lừa" vì nỗi sợ hãi

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, tại sao không làm việc phạm pháp mà vẫn dễ dàng bị lừa? Hay phải chăng là “có tật giật mình”? Hoặc có dính líu đến các vụ việc phi pháp nên quá sợ hãi, khiến tội phạm lợi dụng hoạt động?...

Để lý giải điều này, một số nạn nhân của những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh công an cho biết, không ai nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành nạn nhân của các “bẫy lừa” trên để mà phòng ngừa, cảnh giác. Hầu hết đều là do tâm lý hoang mang, lo sợ và vấn đề tuổi tác cao dẫn đến lú lẫn...

Ông H., trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người may mắn thoát được “bẫy” của “công an” rởm, giữ lại được số tiền 500 triệu đồng kể: "Khi bị các đối tượng gọi điện thoại giả danh công an, khẳng định ông H. có liên quan đến một đường dây ma túy xuyên quốc gia, lúc đó ông H. cũng vẫn rất bình tĩnh trả lời vì biết bản thân là một cán bộ về hưu trong sạch. Tuy nhiên ngay sau đó, các đối tượng “đổi giọng”, chúng nói nghi ngờ thông tin cá nhân của ông H. bị đánh cắp, sau đó đối tượng đã lấy danh nghĩa ông H. để tham gia hoạt động phi pháp". Lúc này ông H. cũng giật mình, biết đâu được chứ vì thông tin cá nhân hiện tại không khó để có được, nhất là khi mạng xã hội phát triển như hiện nay…

Thế rồi, một phần lo sợ nếu không cung cấp các thông tin, thì hình ảnh của bản thân sẽ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng thông qua việc truyên truyền các vụ án như lời “công an” nói, mặt khác cũng muốn chứng minh sự trong sạch của mình, nên ông H. đã nghe theo chỉ dẫn của tội phạm, ra ngân hàng làm thủ tục chuyển khoản.

May mắn cho ông H., bởi thời điểm ông ra ngân hàng thì đã hết giờ làm việc. Nhân viên ngân hàng chưa thực hiện được các lệnh giao dịch, phải chờ đến ca sáng hôm sau. Tối hôm đó, ông H. (khi ấy là tổ trưởng tổ dân phố), trong lúc nghỉ ngơi sau giờ cơm tối đã đọc báo An ninh Thủ đô. Trùng hợp trên báo xuất hiện bài viết cảnh báo với nội dung tương tự vụ việc mà ông đang vướng phải, nên lập tức cùng gia đình đi trình báo, kịp thời phối hợp với ngân hàng phong tỏa tài khoản, giữ lại được số tiền trên.

Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật ảnh 3
Dù đã được cảnh báo, nhưng nhiều nạn nhân vẫn "sập bẫy" lừa của tội phạm giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo

Hầu hết nạn nhân của những vụ việc trên, dù là trẻ tuổi hay lớn tuổi đều cho biết, bản thân không vi phạm pháp luật, nhưng một phần tâm lý sợ hình ảnh cá nhân bị phát tán lên mạng internet vì tưởng có kẻ đánh cắp thông tin cá nhân của bản thân để hoạt động phạm tội, phần khác cũng muốn phối hợp “cơ quan công an” để điều tra làm rõ, nhưng chủ yếu là vì tâm lý sợ hãi.

“Để điều tra một vụ án có phải trong ngày một ngày hai đâu, nên khi nghe được thông tin bản thân liên quan đến một vụ án nào đó cũng sợ chứ. Lúc đó chỉ mong giải quyết càng nhanh càng tốt, để dây dưa mệt mình mà nếu người xung quanh biết tưởng mình là tội phạm thì không biết phải giải quyết thế nào” - chị Y., một nạn nhân cho biết.

Cảnh giác trong mọi tình huống

Hàng loạt các vụ giả danh công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dù đã được cảnh báo nhưng vẫn xảy ra. Điểm chung của tất cả các bị hại trên đều là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự.

Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền trong tài khoản, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo cơ quan công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Đại diện Phòng cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội cho biết, không chỉ giả danh công an điều tra các vụ án liên quan đến rửa tiền, ma túy xuyên quốc gia, hay các “bưu kiện”, tinh vi hơn, chúng còn làm giả cả… lệnh truy nã, sau đó gửi cho các nạn nhân. Khi nạn nhân rơi vào “bẫy”, chúng tiếp tục quay “con mồi” như chong chóng để không có thời gian bình tĩnh suy xét, từ đó thực hiện hành vi phạm tội.

Cảnh giác với cái bẫy đằng sau những cuộc điện thoại giả danh các cơ quan thực thi pháp luật ảnh 4
Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước mọi thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Cơ quan công an khẳng định, để làm việc với công dân, cơ quan điều tra sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.

Do vậy, CATP Hà Nội khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật các tin tức thông qua báo chí, mạng xã hội; không cung cấp mã bảo mật OTP cho bất cứ ai; không làm theo yêu cầu của người lạ như tải đường dẫn về cài đặt, đăng nhập các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng; khi thấy bất cứ cuộc gọi nào tự xưng là công an điều tra vụ án, cần đến ngay trụ sở cơ quan công an gần nhất để trình báo…

Đặc biệt, Công an Hà Nội cũng cảnh báo người dân không nên công khai các thông tin cá nhân trên mạng xã hội, các trang thương mại điện tử, hoặc khi mua sắm tại các cửa hàng, tránh việc thông tin cá nhân bị lộ, hoặc một số cơ sở kinh doanh vì mục đích lợi nhuận đã bán thông tin cá nhân khách hàng ra ngoài, khiến tội phạm lợi dụng để hoạt động.

Thêm vào đó, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bởi bất cứ khi nào, bất cứ ai cũng có thể trở thành “con mồi” rơi vào “tầm ngắm” của các ổ nhóm tội phạm lừa đảo. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an các cấp, cần nhất vẫn là ý thức phòng ngừa, cảnh giác của người dân, bởi tội phạm ngày nay biến tướng ngày một tinh vi. Nếu không tự nâng cao sự hiểu biết, phòng ngừa của bản thân, những vụ việc trên chắc chắn sẽ còn tiếp diễn.

Theo Thùy An/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/canh-giac-voi-cai-bay-dang-sau-nhung-cuoc-dien-thoai-gia-danh-cac-co-quan-thuc-thi-phap-luat-post501299.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện, kiểm tra bắt giữ 1 phương tiện đường thủy đang hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang chứa hàng của phương tiện khác trên sông Hồng thuộc địa phận xã Tiến Thịnh, Mê Linh, Hà Nội.
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"

Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"

(LĐTĐ) Bùi Văn Nam (Tiktoker Nam Birthday - tài khoản hiện có hơn 1 triệu người theo dõi) điều khiển xe trong tình trạng say rượu, đi ngược chiều, có lời lẽ thiếu chuẩn mực và bị lực lượng chức năng khống chế, đưa về trụ sở Công an.
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay

Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (gọi tắt là Phòng Cảnh sát kinh tế), Công an thành phố Đà Nẵng vừa phá chuyên án, mở rộng điều tra đường dây "rửa tiền" quy mô lên đến 30 nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng

(LĐTĐ) Đặng Hoàng Hà sử dụng tài khoản Facebook cá nhân liên tục đăng tải các hình ảnh, video có nội dung sai lệch về cơ chế trừ điểm trên giấy phép lái xe theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, kèm theo lời lẽ kích động biểu tình, gây hoang mang dư luận...
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"

(LĐTĐ) Mới đây, một người đàn ông ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo".
Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường

Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc 4 người trong cùng một gia đình tử vong tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), cơ quan chức năng đã bắt giữ nghi phạm gây ra vụ việc là Vũ Văn Vương (sinh năm 1973, là con trai bà Đ.T.N). Khai thác nhanh, bước đầu đối tượng thừa nhận đã ra tay sát hại vợ và 2 con. Vũ Văn Vương có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường, xét nghiệm âm tính với ma túy...
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

(LĐTĐ) Nghi phạm trong vụ án 4 người tử vong tại xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Vũng Tàu... Nghi phạm được xác định là người trong gia đình của 4 nạn nhân thiệt mạng.
Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên

Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên

(LĐTĐ) Công an huyện Phú Xuyên chỉ đạo Công an xã Hoàng Long phối hợp cùng các đội nghiệp vụ khẩn trương khoanh vùng hiện trường, xác minh nguyên nhân 4 người tử vong ở xã Hoàng Long.
Xem thêm
Phiên bản di động