Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thuốc diệt chuột
![]() | Cảnh báo ngộ độc thuốc diệt chuột đã cấm lưu hành trên thị trường |
![]() | Nghịch bim bim tẩm thuốc diệt chuột, 2 bé nhập viện |
Bệnh nhân nam 91 tuổi trên, nhập viện 108 vào giờ thứ 3 sau khi ăn khoảng 20 viên thuốc diệt chuột. Rất may, bệnh nhân được người nhà phát hiện và đưa đến viện sớm trong những giờ đầu. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân.
![]() |
Thuốc diệt chuột có hình dạng và màu sắc dễ nhầm lẫn với kẹo. |
Ngoài ra, khai thác được chính xác loại thuốc diệt chuột đã uống, số lượng, thời gian uống nên bệnh nhân được xét nghiệm và theo dõi sát chức năng đông máu cũng như tình trạng chảy máu trên lâm sàng; điều trị dùng chất giải độc đặc hiệu. Sau 5 ngày bệnh nhân đã được ra viện và hồi phục hoàn toàn, không có biến chứng.
Warfarin được biết đến là chất chống đông máu sử dụng khá phổ biến trong y học. Chất này còn được sử dụng trong nông nghiệp, trong đời sống với khả năng diệt chuột hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi loại thuốc diệt chuột này làm tăng nguy cơ ngộ độc cho con người khi quản lý sử dụng không đúng cách hoặc uống nhầm.
Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Nga, độc tính chủ yếu của warfarin là gây xuất huyết khi sử dụng quá liều hoặc phơi nhiễm với super warfarin có trong thuốc diệt chuột. Thông thường 1-2 ngày đầu, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Tình trạng xuất huyết sẽ xảy ra sau 2-3 ngày, ở các mức độ khác nhau: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ…
Các triệu chứng khác có thể gặp như ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê. Xét nghiệm có rối loạn đông máu giảm PT % và chỉ số INR kéo dài. Điều trị có hiệu quả với các trường hợp được đưa đến cơ sở y tế sớm trong 6 giờ đầu với các biện pháp ngăn ngừa hấp thu như rửa dạ dày, dùng than hoạt và sử dụng chất giải độc đặc hiệu (vitamin K).
Nếu bệnh nhân được phát hiện và chẩn đoán muộn khi xảy ra các biến chứng chảy máu nội tạng phổi, tiêu hóa, tiết niệu, ổ bụng, thần kinh trung ương thì tiên lượng xấu hơn rất nhiều.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc diệt chuột chứa warfarin được sản xuất dưới hình thức bắt mắt, hương vị hấp dẫn, dễ gây nhầm lẫn là đồ ăn, đặc biệt là người già và trẻ em. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách giáo dục ý thức sử dụng và bảo quản thuốc diệt chuột an toàn hợp lý. Khi phát hiện người uống nhầm thuốc diệt chuột, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và mang theo thuốc hoặc vỏ, nhãn mác loại thuốc đã sử dụng để được xử trí cấp cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47