Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội
Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm hạn chế lừa đảo trực tuyến Cảnh giác với chiêu trò giả mạo văn bản tăng lương hưu, cập nhật VssID 4.0 Bị cáo tự xưng “Thích Tâm Phúc” lĩnh án 8 năm tù |
Theo Cục An toàn thông tin, mới đây, một nạn nhân đã phản ánh về việc mua phải thuốc điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y từ một đối tượng giả mạo bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện quân đội. Do tin tưởng, nạn nhân đã đặt mua và sử dụng, tuy nhiên sau khi sử dụng nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường.
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Cục An toàn thông tin) |
Để thực hiện chiêu trò lừa đảo trên, các đối tượng lừa đảo sẽ hoạt động theo hội nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc “thần dược” với giá cao, trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn.
Bên cạnh những đối tượng tự xưng là “nhân viên tư vấn”, sẽ có đối tượng khác có nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc. Những loại thuốc này có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng, với các công dụng khác nhau như: Thuốc phòng chống bệnh ung thư, thuốc giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.
Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng này còn thực hiện chiêu trò “giảm giá” cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của một số bộ phận người tiêu dùng.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.
Người dân khi có bệnh, cần đến bệnh viện để trực tiếp thăm khám và mua thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ; tuyệt đối cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng hoặc cung cấp kết quả thần kỳ mà không có bằng chứng rõ ràng.
Người dân cần tìm hiểu về nhà sản xuất và thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy như trang web của cơ quan quản lý dược phẩm hoặc các tổ chức y tế. Trong trường hợp gặp phải những đối tượng lừa đảo hình thức trên, người dân cần báo cáo các hành vi lừa đảo hoặc thuốc giả cho cơ quan chức năng hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời, chia sẻ thông tin về các sản phẩm nghi ngờ với cộng đồng để cảnh báo và giúp người khác tránh bị lừa đảo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công
Tin khác

Trẻ em có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư trên không gian mạng
Tư vấn luật 20/07/2025 13:10

Tài xế Lê Minh Giáp say rượu gây tai nạn ở Dương Nội đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 17/07/2025 14:04

Chánh Thanh tra Cơ yếu có quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 160 triệu đồng
Tư vấn luật 15/07/2025 13:09

Không phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi xin nhận con nuôi trong nước
Tư vấn luật 15/07/2025 08:14

Cấp lại giấy phép lái xe ô tô quá hạn theo quy định mới và những điều cần biết
Tư vấn luật 11/07/2025 17:27

Quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Tư vấn luật 11/07/2025 06:37

Cảnh báo mạo danh tổ chức giải đua xe đạp để lừa đảo người tham gia
Tư vấn luật 10/07/2025 06:49

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Tư vấn luật 07/07/2025 19:17

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo bệnh viện kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Tư vấn luật 07/07/2025 12:01

Ngày 30/8, công bố Quyết định đặc xá đợt 2 năm 2025
Tư vấn luật 07/07/2025 06:49