-->

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình

(LĐTĐ) Chiều 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Đại dịch Covid-19 làm gia tăng bạo lực gia đình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) Để không còn bạo lực gia đình

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật cho biết, sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật. (Ảnh: QH)

Dữ liệu thống kê, nghiên cứu về bạo lực gia đình do các cơ quan, tổ chức thực hiện cho thấy những bức tranh hết sức phức tạp, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: Năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và 4.967 vụ trong năm 2021.

Trong khi đó, Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục.

Kết quả điều tra này cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012). So với số liệu của cuộc Điều tra được thực hiện năm 2009 thì số vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam còn tăng lên...

Bạo lực gia đình cũng được xem là một trong những tác nhân chính làm tan vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/7/2018, trong số 1.384.660 vụ án ly hôn Tòa án đã giải quyết, có 1.060.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn)...

”Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Nếu không được giải quyết kịp thời, bạo lực gia đình sẽ đe doạ đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm suy yếu động lực phát triển và là rào cản đối với tiến trình phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 27/5. (Ảnh: QH)

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này một phần xuất phát từ công tác tổ chức, triển khai thực hiện của các địa phương, song cũng do Luật hiện hành còn thiếu các nội dung, chính sách, quy định phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được ban hành trong thời gian qua cũng cần phải được cụ thể hóa trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Vì vậy, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới. Cụ thể như bổ sung những hành vi bạo lực mới như: Bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em, người khuyết tật, người bị bệnh không có khả năng tự chăm sóc; ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp; phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó; phân biệt giới tính, định kiến giới...

Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật và phạm vi sửa đổi của dự án Luật với các lý do được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ.

Cần rà soát, bổ sung để tránh bỏ sót hành vi bạo lực gia đình
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật. (Ảnh: QH)

Theo Ủy ban Xã hội, việc tiếp tục quy định về các hành vi bạo lực gia đình theo hướng cụ thể sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành Luật. Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung để các hành vi bạo lực gia đình phản ánh được thực tiễn cuộc sống và tránh bỏ sót hành vi, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

“Quá trình xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và thực tiễn giám sát của Ủy ban Xã hội cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình hiệu quả chưa cao, trong một số trường hợp có tác động ngược (ví dụ biện pháp phạt tiền người có hành vi bạo lực gia đình, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình phải lấy tiền của gia đình để nộp tiền phạt)”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết.

Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Cơ quan soạn nghiên cứu bổ sung quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Công an cấp xã trong phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với chức năng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở của Công an cấp xã...

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung để các hành vi bạo lực gia đình phản ánh được thực tiễn cuộc sống và tránh bỏ sót hành vi, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp...

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với Đảng, mùa xuân khát vọng

Với Đảng, mùa xuân khát vọng

(LĐTĐ) Mùa xuân luôn là biểu tượng của sự khởi đầu, của sự sống và hy vọng. Với dân tộc Việt Nam, mùa xuân còn mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn cả: Đó là mùa xuân của Đảng Cộng sản Việt Nam - Người dẫn đường, người lãnh đạo sáng suốt đã đưa đất nước đi qua muôn trùng bão tố để chạm đến bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc.
Đảng ta là đạo đức, là văn minh

Đảng ta là đạo đức, là văn minh

(LĐTĐ) Tại thời khắc kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đảng bộ thành phố Hà Nội, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Thủ đô, mỗi cán bộ, đảng viên mãi khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” để “rèn giũa” tổ chức, bản thân vững bước cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(LĐTĐ) Sáng 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Lễ khởi công dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Dự buổi lễ còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các Bộ, ngành Trung ương.
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong

Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Chỉ trong ít ngày, tại Mỹ đã xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến máy bay khiến nhiều người thương vong.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 08/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Ngày 30/1 đại diện Phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết: Trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 - 29/1), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố đã lập biên bản 3.515 trường hợp, trong đó lập biên bản 1.581 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn (0 ô tô, 1.505 xe máy, 74 phương tiện khác), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 433 trường hợp; 14 trường hợp điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma tuý (tạm giữ 14 xe máy), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 trường hợp.
Tiên phong đổi mới, sáng tạo để phát triển

Tiên phong đổi mới, sáng tạo để phát triển

(LĐTĐ) Là Thủ đô - trái tim của cả nước, Hà Nội luôn phát huy truyền thống “gương mẫu, đi đầu” trong mọi nhiệm vụ. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến bước vào kỷ nguyên mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội một lần nữa đang quyết tâm khẳng định vai trò gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện ước vọng đưa đất nước vươn mình phát triển, để tiếp tục xứng đáng là Thủ đô của đất nước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động