-->

Thành phố Hà Nội quyết tâm đẩy lùi lãng phí, nâng cao trách nhiệm nêu gương

Ngày 10/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Chỉ thị 01 về việc cá thể hoá trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải quyết Thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo các chuyên gia luật, đây là chỉ thị bám sát các chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Bộ Chính trị, Chính phủ và Luật phòng, chống tham nhũng.
Phát hiện và xử lý tham nhũng chưa đạt yêu cầu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu

Chỉ thị 01 của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp tại một số cơ quan, đơn vị vẫn tồn tại tình trạng chậm trễ, phiền hà, sách nhiễu. Điều này làm giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính quyền, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nguyên nhân chủ yếu do trách nhiệm chưa rõ ràng, một số người đứng đầu, công chức, viên chức chưa làm tròn trách nhiệm được giao. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả, việc giám sát nội bộ còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế đánh giá độc lập từ người dân...

Thành phố Hà Nội quyết tâm đẩy lùi lãng phí, nâng cao trách nhiệm nêu gương
Hà Nội đang thực hiện nhiều biện pháp cải cách hành chính, đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. (Ảnh: H.N.M)

Để tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết TTHC, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban ngành, chủ tịch các quận, huyện, thị xã cá thể hóa trách nhiệm trong giải quyết TTHC.

Cụ thể, với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị mình quản lý. Ngoài ra cần tổ chức rà soát, chuẩn hóa và cải tiến quy trình giải quyết TTHC, đảm bảo minh bạch, đúng thời hạn, giảm tối đa thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Đáng chú ý, người đứng đầu cần kịp thời xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc chậm trễ, phiền hà. Nếu để xảy ra vi phạm trong phạm vi quản lý, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới, kể cả trong trường hợp vi phạm do cấp dưới thực hiện…

Chỉ đạo của Hà Nội phù hợp với Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định của Chính phủ

PGS.TSKH Bùi Xuân Biên, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội nhận xét, không phải bây giờ lãnh đạo Hà Nội mới có những chỉ đạo về công tác cán bộ, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu.

Cách đây hơn hai năm, ngày 08/11/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Công văn số 564-CV/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.

Công văn nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Gần đây nhất, ngày 2/5/2024, tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII đã nghe báo cáo và tiến hành thảo luận, cho ý kiến về dự thảo các báo cáo: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” và Sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 11-QĐi/TƯ, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

Theo PGS.TSKH Bùi Xuân Biên, điểm nhấn của Hội nghị là làm rõ được ưu, nhược điểm của công tác phòng, chống tham nhũng cùng trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Định hướng cho thời gian tới, Ban Thường vụ Thành ủy vẫn thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ và Quy định 11, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn, thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân; xử lý nghiêm trách nhiệm những cấp ủy, địa bàn có nhiều vụ việc đông người khiếu kiện vượt cấp...

Như vậy, công tác đề cao trách nhiệm của của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong công việc luôn được Hà Nội coi là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính.

Thạc sĩ Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng luật Hoàng Hưng, giảng viên Học viện Tư pháp đánh giá, Chỉ thị 01 của UBND thành phố Hà Nội đang bám sát Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định 59/2019/NĐ-CP, ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Điều 72, Luật Phòng, chống tham nhũng nêu: “Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”. Cụ thể: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới”.

Khoản d, Điều 73 luật này đề cập tới trường hợp: “Bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật...”.

Luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết, ngoài Luật Phòng, chống tham nhũng thì Khoản 2 Điều 76, Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

Điều 77 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định: “Hình thức xử lý kỷ luật: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức…”.

“Mặc dù đã có luật và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ nhưng công tác đôn đốc để cán bộ thấy rõ trách nhiệm của mình trong công việc, với nhân dân và doanh nghiệp không bao giờ thừa. Vì vậy, việc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vận dụng Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định số 11-QĐi/TƯ, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy… là hết sức kịp thời và cần thiết”, luật sư Hướng nói.

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Những ngày cuối tháng 4, giá thực phẩm tại các chợ và siêu thị tăng cao, khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi chi tiêu cho gia đình.
Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, cùng 44 công nhân đang thao tác lắp ráp các linh kiện điện thoại di động. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 12.000 chiếc điện thoại 2G thành phẩm nhãn hiệu TECNO T301...
Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, cơ quan Công an phát hiện bị can Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chi 150.000 USD tìm cách “chạy” vụ việc để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.
Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Sáng 28/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh có văn bản chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân lúc rạng sáng, khiến 4 người thương vong.
Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố sẽ xem xét Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố sẽ xem xét Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025, ngày 29/4/2025, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố thường kỳ tháng 4/2025, để xem xét một số nội dung trình HĐND và theo Chương trình công tác năm 2025 của UBND Thành phố.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 28/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Xem thêm
Phiên bản di động