-->

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí

Bày tỏ đồng tình với việc điều chỉnh mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 theo dự thảo Nghị quyết là cần thiết, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi, để đảm bảo tính thuyết phục, đồng thuận cao.
Phát huy vai trò của MTTQ trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh Xác định rõ thẩm quyền phê duyệt chủ trương cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chiều nay (11/9), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Đặng Thị Phương Hoa chủ trì Hội nghị.

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương và Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Đặng Thị Phương Hoa chủ trì Hội nghị.

Mức thu học phí học online bằng 75% mức thu học phí học trực tiếp

Trình bày tóm tắt dự thảo Tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố và dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho hay, đối tượng áp dụng gồm: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên của thành phố Hà Nội (không bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục theo quy định tại Nghị quyết 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND Thành phố về giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao) và trẻ mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội và trẻ mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này.

Về mức thu học phí, UBND Thành phố đề xuất, đối với hình thức học trực tiếp: Mức thu học phí được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí do cơ sở giáo dục xây dựng và ban hành; nguyên tắc xây dựng mức thu học phí, định mức chi phí trên cơ sở nguyên tắc do các đơn vị đề xuất (theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP và Nghị định 97/2023/NĐ-CP). Mức thu học phí đối với hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp (kế thừa quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND).

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng, quy định áp dụng mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến như sau: Kế thừa quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND, cụ thể: Đối với các tháng có thời gian học cả tháng theo hình thức học trực tiếp hoặc hình thức học trực tuyến (online), các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông áp dụng mức thu học phí của tháng đó theo mức thu đã được quy định tương ứng theo hình thức học.

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật Phạm Ngọc Thảo phản biện tại Hội nghị.

Đối với các tháng đồng thời áp dụng cả hai hình thức học trực tiếp và trực tuyến (online), việc áp dụng mức thu học phí được quy định cụ thể: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông căn cứ thời gian học tập của học sinh tại đơn vị để thực hiện áp dụng mức thu học phí của tháng đó, trường hợp thời gian học tập theo hình thức trực tiếp từ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu theo hình thức học trực tiếp; trường hợp thời gian học tập theo hình thức học trực tuyến (online) từ 14 ngày trở lên thì thực hiện thu theo hình thức học trực tuyến (gồm cả số ngày nghỉ theo quy định pháp luật) và mức học phí tương ứng đã được quy định,

Tổng thời gian thu học phí (theo hình thức học trực tiếp, trực tuyến) phải bảo đảm nguyên tắc tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9 tháng/năm.

Nên có báo cáo đánh giá tác động xã hội về mức thu

Tham gia phản biện vào nội dung dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị quyết, tại Hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đều ghi nhận Dự thảo Nghị quyết được soạn thảo căn cứ mức thu học phí năm học 2023 - 2024 để đề xuất mức học phí của năm học 2024 - 2025, nên bảo đảm tính kế thừa và so sánh mức học phí của 2 năm học, qua đó đánh giá được mức độ và tỷ lệ học phí giữa 2 năm học. Mức học phí này cũng được đề xuất từ các trường học, thể hiện tính dân chủ từ cơ sở.

Cùng đó, Tờ trình của cơ quan soạn thảo đã có tổng hợp tình hình thu học phí của các nhóm trường cụ thể và kết quả tuyển sinh của các trường trong năm học 2023 - 2024, trong đó các trường đã thu học phí đúng quy định của HĐND Thành phố, hầu hết đều dưới mức “trần”, cho thấy quy định của Thành phố về mức học phí được thực hiện nghiêm túc.

Cần phân tích minh bạch cơ cấu chi khi điều chỉnh mức thu học phí
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Đặng Thị Phương Hoa phát biểu kết luận Hội nghị.

Đánh giá cao Ban soạn thảo đã chuẩn bị tờ trình có cơ sở khoa học có căn cứ pháp lý phù hợp với thực tiễn để trình HĐND Thành phố ra Nghị quyết tăng thu mức đóng học phí của các đối tượng, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Kinh tế (Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố) cho rằng, việc điều chỉnh theo dự thảo Nghị quyết là rất cần thiết, bởi lẽ từ 1/7/2024 số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách đều đã được tăng lương, vì vậy các mức thu trước đây chắc chắn sẽ không còn phù hợp. Việc điều chỉnh cũng góp phần đủ bù những khoản chênh lệch do tăng lương, để đảm bảo cuộc sống của các thầy cô - những người chăm sóc các em học sinh trong cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, bà An đề nghị nên có báo cáo đánh giá, phân tích minh bạch cơ cấu chi (việc sử dụng các khoản thu vào việc gì, thiếu ở hạng mục nào, vì sao thiếu…trên cơ sở mức thu cũ, để mọi người hiểu rõ hơn.

Về mức đóng góp, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, cũng nên có đánh giá tác động xã hội đối với những gia đình lao động bình thường, vì sau Covid-19 và đặc biệt sau cơn bão Yagi, không phải gia đình nào cũng lấy lại ngay được sự cân bằng kinh tế, chưa kể một số hộ còn gặp rất nhiều khó khăn vì công việc bấp bênh, không ổn định.

Góp ý vào Dự thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố) Phạm Ngọc Thảo đề nghị, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết cần đánh giá rõ hơn tác động của mức thu học phí vừa qua và năm học tới đối với hoạt động của trường, lớp và học sinh; làm rõ số tiền thu từ học phí đó có tỷ lệ cơ cấu thế nào trong tổng chi phí cho hoạt động của trường, tác động thế nào đến trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thu nhập của giáo viên, lao động hợp đồng…

Bên cạnh đó, trong Tờ trình nên làm rõ thêm về cơ sở thực tiễn để quy định mức học phí năm học 2024 - 2025 để thực sự mang tính thuyết phục, như do nhu cầu đầu tư trang thiết bị, do nhu cầu cải tiến dạy - học, hay do lương cơ sở tăng 30%...? Đồng thời, bám sát các quy định của Chính phủ khi quy định mức học phí phải căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, định mức kinh tế - xã hội, chương trình dạy - học, từ đó làm rõ năm học 2024 - 2025 các trường, lớp được quy định mức học phí cao hơn năm học trước đã có sự nâng cao chất lượng ra sao, có tương ứng với quy định mức học phí mới hay không?

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Đặng Thị Phương Hoa trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, thành viên các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố… Đồng thời khẳng định Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố sẽ tiếp thu, tổng hợp đầy đủ và gửi cho các cơ quan chức năng của Thành phố, để góp phần hoàn thiện các dự thảo Tờ trình và Nghị quyết, khi ban hành bảo đảm khả thi trong thực tiễn.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính

Mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp dàn dựng video clip có nội dung đánh bạc rồi đăng tải lên mạng xã hội Facebook nhằm câu “like”, câu “view”
Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025

Ngày 17/4, Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh dự, phát biểu tại buổi lễ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Quảng bá du lịch độc đáo thông qua dự án “Yêu lắm Việt Nam”

Quảng bá du lịch độc đáo thông qua dự án “Yêu lắm Việt Nam”

Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Nhân Dân và đối tác công nghệ Phygital Labs đã triển khai lắp đặt miễn phí gần 200 bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở hơn 60 tỉnh, thành phố nhằm tạo trải nghiệm khám phá độc đáo cho du khách, hỗ trợ, thúc đẩy du lịch các địa phương.
Người phụ nữ "dâng" hàng trăm triệu đồng cho Văn phòng luật sư rởm

Người phụ nữ "dâng" hàng trăm triệu đồng cho Văn phòng luật sư rởm

Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng đã giả danh luật sư đăng bài hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo. Nhiều người bị lừa đảo, thay vì ra cơ quan Công an trình báo sự việc, lại liên hệ các tài khoản giả danh luật sư với mong muốn được thu hồi tiền lừa đảo, nhưng lại tiếp tục bị lừa thêm.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Tin khác

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 dành cho thí sinh đăng ký dự thi theo chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

Trong bối cảnh việc thi vào các trường trung học phổ thông (THPT) công lập của Hà Nội có sự cạnh tranh gay gắt (chỉ khoảng hơn 60% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có cơ hội vào lớp 10 công lập), thì chương trình Chương trình 9+ (học văn hóa song song với học nghề) tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố chính là một cơ hội ý nghĩa, giúp giảm áp lực thi cử cho các em học sinh.
Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là sân chơi bổ ích cho những học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc. Thông qua Liên hoan nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng âm nhạc theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh học sinh Thủ đô năng động, trẻ trung và giàu truyền thống văn hóa.
37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 thu hút sự tham gia của 37 đội (tăng 3 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm 2023).
Xem thêm
Phiên bản di động