Căn lều trống
Đánh đổi | |
Những khoảnh khắc lặng nhìn |
Thấy nó đứng tần ngần, mẹ nó hỏi: “Có phải giấy báo đỗ đại học không?”. Nó bật khóc. Mẹ nó mắng yêu: “Đỗ thì đi học, sao mà khóc”. Nó nhìn quanh nhà, chẳng có cái gì đáng giá, đi học, lấy tiền ở đâu ra?
Rồi nó vẫn được đi học. Mẹ nó bán nốt con lợn nái trong chuồng, lấy tiền cho nó lên thành phố. Hàng xóm mỗi người cho một ít, nó cũng có tiền tiêu trong vài tháng.
Đi học 4 tháng nó không về, bởi mỗi lần nhớ nhà muốn về, thì mẹ nó lại bảo: “Cứ ở đấy, đi lại tốn tiền tàu xe, cần gì cứ bảo mẹ gửi lên”. Vì thế, nó ráng ở lại học, đến hè mới về. Hè về, thấy không còn cái tivi, mẹ nó bảo bị hỏng nên cho đồng nát rồi.
Bộ tràng kỷ cũ kỹ từ hồi ông nội để lại cũng chẳng còn, mẹ nó bảo nhà chật, cho người ta để lấy chỗ chứa ngô, sắn... Mùa hè cũng qua nhanh, khi nó đi, nó khóc vì thương mẹ, thương em….
Năm thứ 2, hình ảnh về căn nhà đơn sơ không còn làm nó nhức nhối nữa. Nó đã quen với phố xá đô thị nhộn nhịp. Nó cần ăn mặc cho giống người thành thị, nó cần nhuộm mái tóc cho đỡ quê, nó cần mua cái túi xách hợp thời trang, cần đôi guốc cao để mặc váy cho đẹp… nó bắt đầu nói dối về những khoản tiền phải đóng để mẹ nó thu xếp.
Nó bước vào cuộc sống vội vã, bỏ lại những nhọc nhằn mà nó đã từng trải, kể cả cái lưng cong cong của mẹ lấp sau vườn cải…
Tết nó không về quê, vì phải đi dã ngoại cùng đám bạn sinh viên ở lại. “Thiếu gì cứ bảo mẹ gửi lên”. Nó nhớ lời mẹ dặn và nó biết thế nào mẹ cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu của nó, vì nó là một cử nhân tương lai, nó là người tri thức nhất dòng họ…
Hè năm thứ 2, nó mới về quê. Nơi nhà nó giờ người ta xây một cái nhà máy sản xuất máy cày, máy ủi. Nó ngơ ngác hỏi hàng xóm. Người ta chỉ cho nó túp lều nhỏ kề mảnh vườn của người bác.
Nó chạy vội về “nhà”. Nhà trống trơn, chỉ có cái bếp đen nhẻm củi than ám khói. Em nó đang hái rau dại ven bờ ruộng, cái lưng cong của mẹ nó nhấp nhô sau luống rau đay già cỗi cao quá đầu.
Mẹ nó vứt cái cuốc, ôm chầm lấy nó, vỗ vỗ vào lưng: “Trông con giống gái thành thị quá rồi đấy”. Nó bật khóc nức nở, mẹ nó lại vỗ về, an ủi: “Mẹ bán cái nhà, rồi gửi tiết kiệm ngân hàng, đủ cho con học hết đại học, học xong, kiếm tiền mà nuôi mẹ, nuôi em nhé. Bố nhà cô, lớn bằng này rồi mà còn khóc”. Mẹ cốc đầu nó như thuở còn thơ.
Nó vào nhà, soi vào cái gương cũ mốc từ hồi xưa còn sót lại, nó thấy mình thật xấu xí trong mớ tóc nâu vàng và bộ quần áo hợp thời. Vì nó. mà nay mẹ và em phải ở trong căn lều trống. Tim nó thắt lại...
P.Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54