Cần lắm thay
Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam | |
“Nhớ và Quên” với “Công dân Thủ đô ưu tú” Phạm Tuyên |
Văn học nghệ thuật lại khác, bằng sức mạnh tiềm tàng của mình, giúp cho sự kiện và nhân vật trở nên gần gũi, hấp dẫn và dễ nhớ hơn rất nhiều. Và vì thế, để cho người Việt tưởng nhớ về cội nguồn, về gốc gác mình là con cháu vua Hùng, cách hay nhất vẫn là biến những nhân vật, những sự kiện lịch sử thành văn học, thành sân khấu, thành điện ảnh, thành phim truyền hình dài tập. Đến đây, sẽ có người thắc mắc rằng, bản thân 18 đời vua Hùng cũng chỉ là truyền thuyết, không có nhiều tư liệu hay văn học truyền miệng hoặc sách sử ghi lại, thì lấy đâu ra dữ kiện mà sáng tác.
Các tác phẩm về chủ đề thời Vua Hùng đang rất hiếm. Vì vậy cần phải tăng cường sáng tác về chủ đề này. Ảnh minh họa. |
Xin thưa, nếu nghĩ vậy thì nên xem lại phương châm của nhà văn nổi tiếng người Pháp, Alexandre Dumas, khi ông coi các cột mốc lịch sử chỉ là cái đinh móc để ông treo quần áo, có nghĩa là lịch sử chỉ là cái cớ để ông sáng tác và thể hiện tư tưởng của mình. Tư liệu của chúng ta tuy không nhiều, nhưng vẫn có, thậm chí thừa để từ đó, những tác phẩm hay ra đời. Chẳng hạn như truyền thuyết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung vào đời Hùng Vương thứ 3. Truyền thuyết này hoàn toàn rất lạ và ít có dị bản của thế giới. Nó không như Tấm Cám, vốn là gần như quốc gia nào cũng có. Nó cũng không như Thạch Sanh vốn là chuyện của nước láng giềng, bởi người Việt cổ không có họ Thạch. Truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung mang rất nhiều ý nghĩa.
Thứ nhất, đó là chân dung mẫu về đạo hiếu, khi Chử Đồng Tử đã nhường chiếc khố duy nhất để chôn cheo cha mình. Thứ hai, nó phản ảnh thời kỳ mẫu hệ, khi mà công chúa Tiên Dung được quyền chọn chồng theo ý mình chứ không phải cha mẹ đặt đâu con ngồi đó như tư tưởng “tam tòng tứ đức” sau này. Thứ ba, nó thể hiện một cuộc di dân vĩ đại từ nơi núi non xuống đồng bằng ngày xưa do lũ lụt được coi là nơi không ở được. Thứ tư, nó kể cho chúng ta rằng, từ ngày xưa cha ông ta đã biết tầm quan trọng của thương nghiệp, mà sau này, con cháu vì nhiều lý do đã không tiếp nối được truyền thống đó.
Chỉ từng ấy ý nghĩa, đã đủ cho các loại hình văn học nghệ thuật tha hồ mà khai thác, bởi quan trọng nhất của một tác phẩm là nói lên điều gì, còn việc sáng tạo ra các nhân vật tình tiết thì từ bao lâu nay, người ta vẫn chỉ dùng quanh quẩn vài thủ pháp quen thuộc mà vẫn thành công. Hay câu chuyện về Lang Liêu, người con được thần nhân báo mộng để làm bánh chưng bánh dày dâng lên vua cha rồi được nhường ngôi. Khái niệm trời tròn đất vuông này là khái niệm âm dương hòa hợp, và việc vua chọn Lang Liêu là biểu trưng cho việc muốn con cháu đời đời giữ lấy nông nghiệp làm căn bản. Khi căn bản đã vững chắc, thì mới có thể phát triển được. Giống như ta xây nhà, bao giờ cũng phải lo cho cái móng, chứ không ai lo từ nóc. Chỉ cần tư tưởng này, người sáng tác có thể từ đó mà tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, những vở kịch hoành tráng, những bộ phim bom tấn. Bởi vì, truyền thuyết càng đơn giản, thì lại càng nhiều ý nghĩa, càng gợi mở, càng có đất cho người làm văn học nghệ thuật mặc sức sáng tạo.
Chúng ta hay than phiền là thế hệ trẻ thuộc sử Trung Hoa hơn sử ta, nghe nhạc Hàn nhiều hơn nhạc Việt. Là bởi chính bản thân nền văn nghệ của chúng ta, chưa có những tác phẩm khiến thế hệ trẻ phải chú tâm theo dõi. Trách người thì dễ, lao vào cuộc mới khó. Nhưng nếu cứ như vậy, một ngày nào đó, thế hệ sau chỉ biết ngày Giỗ Tổ như một ngày Lễ được nghỉ mà thôi.
Nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11