Cần lắm những “hòa giải viên” gắn kết yêu thương
Thanh Trì giành giải nhất cuộc thi Hòa giải viên giỏi TP Hà Nội |
Không biến cuộc hòa giải thành tra hỏi
Đơn cử như trường hợp gia đình của chị H ở tổ dân phố 13, phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) từng trải qua một thời gian dài khó khăn vì những mẫu thuẫn vợ chồng. Từ ngày chồng chị nghỉ việc ở công ty, anh không có việc làm nên thường xuyên tụ tập bạn bè để uống rượu.
Hôm ấy, chị đi làm về muộn, thấy anh T đang tổ chức ăn nhậu trong nhà với đám bạn, trong khi nhà cửa bề bộn, con cái chưa được ăn uống gì. Bực mình, chị nói mấy câu trách móc chồng trước mặt bạn bè chồng. Anh chồng có tí men rượu, nghe thế, tự ái nổi lên, anh lớn tiếng mắng nhiếc vợ khiến cho mâu thuẫn vợ chồng bùng nổ. Chị bảo, chồng chị vô công rỗi nghề, lại còn rượu chè và cư xử cục súc với vợ. Anh T cũng không vừa, nói chị coi thường, khinh miệt chồng.
Nhiều tổ ấm gia đình đã được hàn gắn trở lại nhờ những người hòa giải viên tận tâm. (Ảnh minh họa) |
Để giúp cặp vợ chồng trẻ “hạ hỏa”, bà Đặng Thị Thành, SN 1949, tổ trưởng tổ dân phố số 13, phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội), người được mệnh danh là “hòa giải viên” của khu phố đã lựa thời gian chị H đi làm để sang nhà, nói chuyện với chồng chị. Bà hỏi thăm về sức khỏe, công việc, rồi lân la trò chuyện. Anh ấm ức kể xấu vợ, rằng chị coi thường anh, chê bai anh, làm vợ như vậy là không tôn trọng chồng. Anh bảo, anh chỉ uống chút rượu mà lần nào cũng chì chiết, nói nhiều. Bà nghe hết, rồi chỉ ra cái sai của anh, rằng, anh phải bỏ rượu, vừa hại sức khỏe, vừa rượu vào lời ra có những lời lẽ thô tục với vợ.
Vợ đi làm bận rộn, có những ngày trực đêm nên anh T ở nhà có thể giúp vợ phần việc gia đình, chăm sóc con cái, động viên vợ lúc mệt mỏi, căng thẳng. Thấy anh T dịu dịu đi, bà lại gặp riêng chị H, nhắc chị không nên có những lời lẽ coi thường chồng khiến chồng tự ái. Anh T đang chưa có việc. Tổ dân phố sẽ tạo điều kiện cho anh làm bảo vệ khu dân cư. Thấy chị vẫn kiên quyết đòi ly hôn, bà Thành bảo: “Các cháu cứ sống chung với nhau trong 3-6 tháng và thực hiện đúng như những gì mà tôi nói, chồng quan tâm vợ, vợ yêu thương chồng. Nếu không hợp được thì các cô sẽ có biện pháp giúp đỡ khác”.
Quá trình đó, bà Thành vẫn thường xuyên thăm hỏi, gặp gỡ hai vợ chồng. Anh T làm bảo vệ khu dân cư, lấy cớ đi ngang qua, bà nhắc: “Hôm nay uống rượu ít thôi nhé”. Mỗi lần có việc, bà lại hỏi chị H tình hình thay đổi của chồng. Thấy chồng thay đổi, người vợ cũng nhẹ nhàng hơn, hai người gắn bó keo sơn hơn. Đến nay, sau 2 năm, lá đơn ly hôn của vợ chồng chị H vẫn để trong ngăn kéo. Gặp bà Thành, chị H ngượng ngùng cảm tạ: “Nếu hồi đó không có bác khuyên giải, thì bây giờ gia đình cháu đã mỗi người một nơi”.
Không chỉ những xô xát nội bộ giữa vợ chồng với nhau mà khi có thêm sự can thiệp của họ hàng nội ngoại hai bên thì mâu thuẫn này thực sự là vấn đề phức tạp và đòi hỏi người làm công tác hòa giải phải rất tinh tế và khéo léo. Đó là câu chuyện gia đình chị N, anh Q ở phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội đã kết hôn được 20 năm nay. Chị vợ may rèm tại nhà, còn chồng làm đầu bếp, thu nhập của hai người chỉ đủ trang trải cuộc sống.
Khó khăn kinh tế kéo theo những khó chịu về tinh thần. Một lần, hai vợ chồng cãi nhau to, anh chồng đuổi chị vợ về nhà ngoại. Đã thế bà mẹ chồng không đứng ra phân giải cho hai con rồi còn nói xấu con dâu và nhà ngoại khiến xung đột càng thêm gay gắt. Mặc dù bà Thành đã hết nhẽ để phân tích cho mẹ chồng chị N hiểu: “Mọi thứ nên để cho hai đứa tự quyết định. Mình làm mẹ chỉ tư vấn và giúp đỡ các con lúc khó khăn” nhưng mẹ chồng chị N vẫn khăng khăng muốn hai con bỏ nhau. Đến nước này, bà Thành “đành liều” đích thân dắt chị N về nhà chồng và nói: “Tôi đưa nó về. Nó được cưới xin đàng hoàng, nên giờ muốn đuổi con đi thì phải có lời với nhà người ta. Nhưng mẹ chồng thì phải hòa giải cho con...”. Phải hơn 2 tháng sau, xung đột của gia đình chị N mới được giải tỏa, đồng nghĩa với rất nhiều lần bà phải đi qua, đi lại, gặp gỡ hết người này người khác để phân tích đúng sai, có lời khuyên nhẹ nhàng.
Hòa giải viên phải là tấm gương sáng
Trên đây chỉ là hai trong số những mâu thuẫn của cuộc sống gia đình mà người làm công tác hòa giải nào cũng gặp phải. Để sự nỗ lực của mình thực sự có ý nghĩa, những hòa giải viên – người được mệnh danh là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” phải thực sự kiên trì và tận tâm bởi sự hòa giải có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi có khi đến tận nhà, khi gặp ngoài đường, khi lại ngồi hàng nước...
Ghi nhận thực tế này, bà Phan Thị Kim Anh, chủ tịch Hội LHPN phường Bưởi cũng cho biết, trên địa bàn, các gia đình mâu thuẫn thường bắt nguồn từ những lý do nhỏ nhặt như kinh tế không ổn định, khác nhau về quan điểm sống, người vợ cư xử chưa khéo léo hay người chồng chưa mẫu mực và làm tròn vai. Do đó, việc giữ hạnh phúc gia đình, vợ chồng cần biết chia sẻ với nhau. Vì thế, mỗi địa bàn dân cư rất cần những cán bộ phụ nữ vừa hỗ trợ hoạt động phong trào đồng thời kiêm nhiệm công tác hòa giải viên tận tâm như bà Thành. |
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, nhiều gia đình với những áp lực của cuộc sống đã đứng bên bờ vực tan vỡ nên cần lắm những hòa giải viên để gắn kết yêu thương. Thế nhưng, để công tác hòa giải hiệu quả thì bản thân những người làm công tác hòa giải viên phải là tấm gương sáng về xây dựng và gìn giữ gia đình hạnh phúc. Ví dụ như trường hợp bà Đặng Thị Thành vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống cách mạng ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Khi đang là sinh viên trung cao cơ điện trước cửa nhà máy thuốc lá thăng long, bà gặp ông là người lính trẻ đóng quân gần đó. Lúc đó, vợ ông mất, để lại cho ông 4 người con. Hơn 30 năm chung sống, họ có chung một người con, ông bà chưa bao giờ to tiếng, cãi vã nhau.
Đối với con cái, bà luôn coi con dâu như con đẻ của mình. Các con riêng của ông cũng không bao giờ coi bà là mẹ kế. Bà cười: “Cứ gieo yêu thương nhận lại yêu thương”. Chính vì thế, con riêng của bà còn yêu thương, chăm sóc bà nhiều hơn. Hôm con dâu nằm viện, bà chăm sóc như con đẻ, mọi người hỏi có phải mẹ đẻ hay mẹ chồng, con dâu bà chỉ cười và nói: “Mẹ chồng nhưng cũng chính là mẹ đẻ.”. Chính bản thân bà Thành cũng luôn tâm niệm, phải luôn gìn giữ hạnh phúc gia đình thì mới có uy tín trong cộng đồng.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54