Cần đổi mới để tăng hiệu quả
Ấn tượng lễ chào cờ ngày đầu năm học mới | |
Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng |
Tranh nhau ngồi hàng cuối để... nói chuyện riêng
Nói về tiết chào cờ, phần lớn học sinh khi được hỏi đều không mấy hào hứng bởi nội dung nhàm chán. Sau phần nghi lễ, hát quốc ca là đến phần giáo huấn học sinh mà chủ yếu nhắc nhở, phê bình... những tập thể, cá nhân vi phạm trong tuần.
Một học sinh của Trường Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết: “Có những lỗi đã được rút kinh nghiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp, nhưng đến tiết sinh hoạt toàn trường dưới cờ, lại bị nhắc thêm lần nữa, khiến chúng em cảm thấy như bị soi, bêu gương... nên rất xấu hổ”. “Ví dụ, có những mâu thuẫn giữa các bạn trong lớp, nhưng lại đưa lên facebook cá nhân để lời qua tiếng lại, thì chỉ nên nhắc nhở trong lớp. Việc nêu tên trước toàn trường khiến nhiều người biết chuyện, dẫn đến mâu thuẫn và còn có thể bị đẩy cao hơn vấn đề này do nhiều ý kiến kích động...” – học sinh này bày tỏ quan điểm.
Nhiều học sinh cho biết mình không thích những tiết chào cờ nhàm chán. Ảnh minh họa |
Rồi một loạt nội dung hành vi học sinh không được làm sẽ lặp đi lặp lại vào tiết chào cờ như: Không được đi xe máy (với cấp THPT), không được xả rác bừa bãi, không được nói tục, chửi bậy, đánh nhau... cũng khiến HS cảm thấy nản lòng.
Thế mới có chuyện cứ đến tiết chào cờ là học sinh... tranh nhau ngồi cuối hàng để tranh thủ nói chuyện riêng. Phương Anh (lớp trưởng lớp 11A – Trường THPT Chương Mỹ) ấm ức kể: “Do các bạn tranh ngồi cuối hàng, nên ghế ở hàng đầu đều được đùn đẩy cho cán bộ lớp, vì thế sẽ khó để bao quát hoạt động của lớp. Khi bị nhắc nhở lỗi mất trật tự trong tiết chào cờ thì mặc nhiên cán bộ lớp chúng em lãnh trách nhiệm...”.
Đồng quan điểm trên, chị Minh Anh (phố Kim Mã – Hà Nội), hiện có con đang học ở một trường quốc tế của Canada, cho biết: “Tôi có dịp chứng kiến lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần tại trường này. Sau một hồi chuông, các con trật tự xếp hàng theo lớp, rồi hát vang quốc ca Việt Nam, quốc ca Canada. Sau đó, cô hiệu trưởng chúc các con một tuần học tập và sinh hoạt vui vẻ. Vậy là xong. Các con đều đứng nghiêm chỉnh và hát rất to và rõ (quốc ca Canada khá dài) và lắng nghe cô hiệu trưởng nói, không có ai nói chuyện riêng”.
Thiết nghĩ, những nhận xét khen/chê nên được gom vào kỳ tổng kết theo từng chủ đề của năm học đưa ra. Những chuyện khác của trường, của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi riêng với các con. Vì thế vẫn còn rất nhiều thời gian cho những hoạt động có ý nghĩa hơn trong tiết chào cờ. “Chẳng qua là phía tổng phụ trách của nhà trường chưa đổi mới phương pháp thôi. Chẳng hạn lồng ghép vào tiết chào cờ một trò chơi kiến thức nào đó. Để các em học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi và có những phần thưởng nhỏ để khích lệ các em. Từ đó các em sẽ hứng thú nhiều hơn với buổi chào cờ” – chị Minh Anh nói.
Nên giao cho học sinh làm chủ sân khấu
Việc thay đổi kịch bản cho tiết chào cờ hiện là một nội dung cần được chú trọng hơn nữa nên nhiều trường đã nhận ra và có kế hoạch thay đổi.
“Giáo viên dựa vào đặc điểm của từng khối lớp để có định hướng cho phù hợp. Ví dụ khối lớp 6,7 thì chủ đề trong tiết chào cờ phần lớn là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, còn khối lớp 8,9 có thể tổ chức sinh hoạt giao lưu bằng cách thi hùng biện, hỏi đáp về Luật Giao thông...” – cô Minh Thanh (THCS Kim Giang) cho biết. |
Theo cô Phạm Thị Thanh Phương – Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang (Q. Thanh Xuân – Hà Nội), bên cạnh tiết sinh hoạt lớp vào cuối tuần thì tiết chào cờ cũng đã và đang được làm mới. Cụ thể, nhà trường giao cho các lớp thay nhau trực tuần. Theo đó, lớp trực tuần sẽ đưa ra một chủ đề mới để tham gia vào phần giao lưu trong tiết chào cờ đầu tuần. Còn theo cô Kim Thanh (giáo viên Trường THCS Kim Giang), chủ trương này của nhà trường sẽ được giáo viên chủ nhiệm triển khai về các lớp và giao cho học sinh thực hiện, giáo viên chỉ là người định hướng và giám sát. Mỗi tuần một chủ đề do chính học sinh tự chọn, tự thuyết trình, đảm bảo “đánh trúng tim đen” của học sinh.
Học sinh các trường THPT Nguyễn Tất Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội), THPT Việt Đức... từ lâu đã háo hức chờ đợi vì mỗi tuần là một bất ngờ thú vị. Sau phần nghi lễ và điểm qua hoạt động diễn ra trong tuần (khoảng 15 phút đầu giờ), buổi sinh hoạt thực sự trở thành sân chơi của học sinh. Học sinh trong trường tự thành lập các câu lạc bộ (CLB) sở thích như: CLB nhảy hip hop, CLB nữ công, CLB yêu thích tiếng Anh...Do trường có nhiều CLB, nên mỗi CLB sẽ luân phiên đảm nhận các hoạt động sinh hoạt - từ xây dựng kịch bản đến dẫn chương trình. Theo đó, nếu lớp nào trực tuần thì có thể phối hợp với CLB để xây dựng kịch bản hoặc hỗ trợ các tiết mục cho tiết sinh hoạt đầu tuần này.
Em Minh Nhật (Trường THPT Việt Đức) hào hứng cho biết: “Khi học sinh làm chủ sân khấu, đồng nghĩa là các thầy, cô giáo sẽ ngồi ở vị trí khán giả. Nhiều trường hợp giáo viên được chỉ định làm người chơi, nên không khỏi bất ngờ, nhưng cũng nhanh chóng tham gia vào kịch bản, khiến không khí buổi sinh hoạt càng trở nên sôi động. Đây chính là nguồn hứng khởi để chúng em bắt đầu một tuần học tập mới hiệu quả hơn...”.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Giáo dục 03/02/2025 13:03
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12