Cần đảm bảo vai trò ba bên
Tổ chức thi tiếng Hàn cho lao động ngành sản xuất chế tạo và ngư nghiệp | |
Ban hành Bộ quy tắc để bảo vệ lao động xuất khẩu tốt hơn |
Nỗi lòng lao động Việt Nam nơi đất khách
Nhớ đến quãng thời gian 5 năm tủi nhục, mưu sinh nơi đất khách quê người, chị Triệu Thị Thiết (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) vẫn chưa hết xót xa. Được môi giới giới thiệu chương trình lao động tại Nhật Bản, năm 2012, chị Thiết quyết định sang Nhật tìm cơ hội đổi đời, sau khi vét sạch vốn liếng và vay nợ số tiền hơn 300 triệu đồng (cả tiền đặt cọc).
Hội thảo tham vấn chính sách do Tổng LĐLĐ Việt Nam, ILO và Quỹ Châu Á đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 18/6. |
Số tiền lớn như vậy, nhưng công ty bên chị ký hợp đồng dặn nếu có tổ chức nào hỏi, chỉ nói mất 800USD. Sang Nhật, hợp đồng ký là 2 năm, nhưng mới làm việc được 2 tháng, chị Thiết bị Công ty trong nước “gọi” về nước và đòi phạt hợp đồng vì lỗi giao hàng, trong khi đó, nghiệp đoàn nơi chị làm việc khẳng định chị không sai.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Châu Á thực hiện dự án “Thúc đẩy bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư nước ngoài” với hỗ trợ tài chính của Văn phòng Quyền Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ CĐ cơ sở để cung cấp thông tin và tư vấn về di cư an toàn và quyền của NLĐ cho những lao động di cư tiềm năng và gia đình họ. Dự án cũng hỗ trợ 3 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi nhằm cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động trở về. |
Không biết tiếng Nhật, không biết cầu cứu tổ chức nào để bảo vệ mình, nhẩm tính nếu về nước sẽ mất trắng khoản chi phí hơn 300 triệu đồng, chị Thiết đành liều trốn ra ngoài làm việc. Vì làm việc bất hợp pháp tại Nhật Bản nên công việc của chị bấp bênh, gặp nhiều khó khăn. Trong gần 4 năm lưu lạc nơi đất khách, chị Thiết chuyển chỗ ở và chỗ làm 17 lần. Sau, không thể chịu được sự vất vả và sống chui lủi, chị Thiết quyết định ra đầu thú với cơ quan chức năng để chờ làm thủ tục về nước, gác lại ước mơ đổi đời nhờ xuất khẩu lao động.
Tâm sự thêm với phóng viên, chị Thiết cho biết: Trước khi sang Nhật làm việc, tôi được công ty bên Việt Nam tư vấn thu nhập sẽ khoảng 33 triệu đồng/tháng, nhưng khi sang đến nơi, thực tế tiền lương không đúng như thế, chủ bắt làm thêm ngày thứ Bảy nhưng không được tính tiền lương ngày làm việc đó.
“Từ bài học chua xót của cá nhân tôi, tôi mong những ai có ý định đi làm việc ở nước ngoài hãy tìm hiểu, tham khảo thật kỹ thông tin. Tôi cũng mong có Quỹ hoặc tổ chức nào đó đứng ra can thiệp và giúp đỡ cho người lao động đòi được quyền lợi chính đáng khi không may bị xâm phạm ở nước ngoài”, chị Thiết bày tỏ.
Không rơi vào hoàn cảnh bi đát như chị Thiết, anh Nguyễn Đình Tân ở xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa đi lao động tại thị trường Đài Loan về nước cho biết: Rào cản lớn nhất của lao động Việt Nam là ngôn ngữ để giao tiếp. Hơn nữa, do không tìm hiểu kỹ trước khi đi nên khi sang Đài Loan, anh Tân phải làm việc trong môi trường khá nóng và ồn, thời gian làm việc từ 12-14 tiếng, nhà ở thì ẩm thấp và cũ nát.
Đó là chưa kể chi phí khi đi làm việc tại Đài Loan của anh Tân lên tới 6.500USD – khoản chi phí cao hơn rất nhiều so với quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định khiến anh phải mất 10 tháng làm việc để làm việc mới có thể bù đắp được chi phí. Bên cạnh đó, khi sang đến nơi, anh Tân cùng nhiều LĐVN khác bị giữ hộ chiếu nên không được tự do đi ra ngoài.
Câu chuyện của chị Thiết và anh Tân chỉ là 2 trong muôn vàn câu chuyện khó khăn của LĐVN gặp phải khi đi xuất khẩu lao động. Điều đó cho thấy một thực tiễn: LĐVN nếu không tìm hiểu cho kỹ về luật pháp, văn hóa nước mình đến làm việc, không được chuẩn bị tinh thần, kiến thức về những rủi ro cần tính đến... sẽ dễ bị o ép khi ở nước ngoài mà không biết tìm đến cơ quan, tổ chức nào để có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình.
Cần đảm bảo vai trò của cơ chế 3 bên
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017, trong đó: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của LĐVN. Đáng chú ý, số lượng LĐ nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê-Út. |
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có khoảng 134.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017, trong đó: Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-Út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của LĐVN. Đáng chú ý, số lượng LĐ nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ả Rập Xê-Út
Một nghiên cứu gần đây của ILO cho thấy, 76% người LĐVN sang làm việc ở Malaysia và Thái Lan phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với các biện pháp khắc phục pháp lý trong thời gian làm việc ở đó. Rất ít người tham gia vào các tổ chức CĐ tại nơi đến làm việc. So với LĐ di cư từ Campuchia, Myanmar và CHDCND Lào, người LĐVN chịu chi phí di cư cao nhất.
Việc phải trả nhiều tiền hơn để đi làm việc ở nước ngoài và phải vay mượn để thanh toán cho những khoản chi phí đó làm cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc vì nần và buôn bán người. Theo ông Michael R. DiGregorio - đại diện Quỹ Châu Á ở Việt Nam: Để bảo vệ quyền của lao động di cư, cán bộ công đoàn cơ sở của Tổng LĐLĐ Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông tại cộng đồng và tư vấn về di cư an toàn cho người lao động di cư tiềm năng và thành viên trong gia đình họ.
Thời gian gần đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cuộc trao đổi 3 bên về chính sách di cư lao động và xây dựng luật liên quan đến người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngoài báo cáo rà soát và khuyến nghị về Luật người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, CĐ cũng tham gia vào việc xây dựng các quy định liên quan đến cơ chế khiếu nại cho người lao động, hợp đồng mẫu, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2015, Tổng LĐLĐ Việt Nam và CĐ Malaysia đã ký Bản ghi nhớ bao gồm những vấn đề quan trọng để bảo vệ NLĐ tốt hơn
Đặc biệt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Châu Á thực hiện dự án “Thúc đẩy bảo vệ quyền lao động cho NLĐ di cư nước ngoài” với hỗ trợ tài chính của Văn phòng Quyền Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ CĐ cơ sở để cung cấp thông tin và tư vấn về di cư an toàn và quyền của NLĐ cho những lao động di cư tiềm năng và gia đình họ. Dự án cũng hỗ trợ 3 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tại các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi nhằm cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động trở về.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Lý - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: Là tổ chức đại diện bảo vệ quyền hợp pháp của NLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm đến việc làm, thu nhập và quyền của người LĐ di cư Việt Nam cũng như mong muốn đảm bảo tuyển dụng công bằng và việc làm bền vững cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hỗ trợ họ khi về nước.
Để làm được điều đó, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, điều quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung Luật về người LĐVN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tăng cường vai trò của CĐ với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng như vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và chương trình. Luật này, được gọi là Luật 72, có hiệu lực năm 2007, hiện nay đang trong quá trình rà soát để sửa đổi bổ sung
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng: Các dòng di cư cần được quản lý thông qua sự đồng thuận ba bên, bao gồm Chính phủ, CĐ và người sử dụng lao động tại cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh: “CĐ đại diện cho tiếng nói của NLĐ trong cơ cấu ba bên của ILO. Nếu không có tiếng nói mạnh mẽ này thì việc ‘ba bên đều thắng’, nghĩa là di cư mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động, NLĐ và nhà nước, không thể thực hiện được”.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24