-->

Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực; trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.
Nhân sự chủ chốt tỉnh Đồng Nai thay đổi làm chậm tiến độ thu hồi đất sân bay Long Thành Đề xuất Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Quan tâm đến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội tham gia góp ý về vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định tại Điều 17 của dự thảo Luật. Các ý kiến đề nghị quy định này trong dự thảo Luật cần đảm bảo tính khả thi, cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét, trước hết là cần thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Trao đổi bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, chủ trương thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều đại biểu rất quan tâm.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Và mới đây, ngày 31/7/2023, Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo ông Trương Xuân Cừ, lịch sử đã chứng minh một đất nước phát triển, thậm chí phát triển vượt bậc thì cần trọng dụng nhân tài, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, trọng dụng nhân tài để phát huy, phát minh khoa học, công nghệ, nếu không thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình hội nhập.

Mặc dù chủ trương đã có từ lâu, lịch sử phát triển đất nước cũng chứng kiến rất nhiều nhưng đại biểu cho rằng, vào thời điểm này, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài như thế nào thì cần được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án cụ thể.

Có 2 vấn đề trong Chiến lược quốc gia mà Chính phủ đã nêu ra. Thứ nhất, vấn đề thu hút, như thế nào là người tài? Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, mặc dù trong Chiến lược quốc gia đã nêu ra vấn đề thu hút nhân tài đối với sinh viên, đối với các nhà quản lý, doanh nhân, nhà khoa học… để cụ thể hóa đối với những người tài. Tuy nhiên để quy định này thiết thực, cần tiếp tục tính toán, xây dựng cụ thể.

Thứ hai, vấn đề trọng dụng, trọng dụng nên tập trung vào đâu? Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, trọng dụng có rất nhiều cơ chế, chính sách như cơ chế, chính sách về tiền lương, về đào tạo, bồi dưỡng… đều cần được tính toán, nghiên cứu.

“Tóm lại, để cụ thể hóa quy định này, cần tính toán xem xét kỹ lưỡng. Đây là vấn đề không mới nhưng mỗi thời kỳ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài có cách thể hiện khác nhau”, ông Cừ nêu rõ.

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực thì cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau để xem xét. Trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá. Nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhất là nhân tài là các cán bộ chiến lược cũng cần được tính toán mang tầm quốc gia, thậm chí liên quan cả tầm quốc tế, do đó cần hết sức thận trọng.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Cũng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) nêu rõ, muốn thu hút được nhân tài thì cần thông qua chính sách tuyển dụng.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, vấn đề quan trọng hơn là vấn đề sử dụng được nhân tài đó để phát huy các khả năng cống hiến của họ. Do đó, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần thiết kế các điều kiện như thể chế để tăng tính sáng tạo, tính năng động đề xuất của các cán bộ làm việc cho thủ đô.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài cần có sự vượt trội, không phải tuân thủ theo các quy định thông thường, lúc đó chúng ta mới huy động được khả năng đóng góp, sáng tạo, vượt trội của những nhân tài này.

Đồng thời cần có cơ chế để đánh giá sự đóng góp, sự cống hiến của những tài năng vượt trội, thông qua đó, một mặt tiếp nhận những đóng góp của họ, mặt khác, ghi nhận để tạo sự động viên, tạo ra môi trường mới, vị thế mới cho chính những nhân tài này có thể phát huy và đóng góp nhiều hơn nữa.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Để quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài đảm bảo tính khả thi, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị giao cho Hội đồng nhân dân thành phố quy định cụ thể các đối tượng thu hút, phân loại. Quy định về chế độ chi ngân sách cho phù hợp trong bổ nhiệm, tuyển dụng.

Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, hiện nay trọng dụng nhân tài có thể nói bất kỳ địa phương nào cũng thế, trong một cơ quan nào cũng thế. Nếu thiếu những người có chuyên môn tốt, những người giỏi thì rất khó, lãnh đạo rất vất vả.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, dự thảo Luật quy định trưng dụng những người có trình độ, kể cả người nước ngoài, nhưng không quy định về các quy chuẩn cho vấn đề này. Do đó, đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu, xem xét tiêu chuẩn, quy chuẩn để trưng dựng những người có trình độ, người nước ngoài.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động