-->
Phát triển các dự án thủy điện nhỏ, vừa và bài toán bảo vệ rừng:

Cần có góc nhìn khách quan, khoa học

Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng Miền Trung đã và đang trải qua những khó khăn vô cùng lớn do lũ lụt, song tình trạng lũ thêm trầm trọng có một phần nguyên nhân xuất phát từ công trình thủy điện. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng nếu đổ lỗi cho công trình thủy điện là chưa thật sự thấu đáo. Nói cách khác, quanh “bài toán” quản lý công trình thủy điện còn nằm ở trách nhiệm và sự chủ động của các địa phương, từ khâu phê duyệt quy hoạch đến quản lý vận hành.
Diện tích rừng thực hiện Dự án thủy điện là những diện tích bắt buộc phải chuyển đổi Thuỷ điện nhỏ và vấn đề lũ lụt Miền Trung “oằn mình” trong bão lũ
Cần có góc nhìn khách quan, khoa học
Thủy điện chính là một nguồn năng lượng sạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ảnh: baochinhphu.vn

Góc nhìn về thủy điện từ một số chuyên gia

Những ngày này, Miền Trung tiếp tục phải hứng chịu cảnh ngập lụt trên diện rộng. Mưa lũ kéo dài, mực nước tại các sông cũng như các hồ chứa đập thủy điện dâng cao, để bảo đảm an toàn cho hồ chứa, các thủy điện bắt buộc phải xả lũ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là nguyên nhân khiến tình trạng lũ thêm trầm trọng.

Khách quan nhìn nhận, đổ lỗi lũ lụt chỉ do thuỷ điện là chưa đủ cơ sở khoa học. Minh chứng dễ thấy, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, các nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm... cũng là một trong những nguyên nhân khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một phổ biến.

Phải khẳng định, lợi ích của thủy điện là không thể phủ nhận. Hiện nay thủy điện chiếm 40% công suất và 37% điện năng của hệ thống điện. Bằng những lợi thế như giá thành rẻ nhất, có khả năng tái tạo và vận hành linh hoạt đáp ứng nhanh theo sự thay đổi nhu cầu công suất của hệ thống điện…

Tại tọa đàm “Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt” do Hội Truyền thông số tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đồng nhất quan điểm, thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo quý giá và sạch nhất trong các nguồn năng lượng. Cần khuyến khích khai thác thủy điện nhỏ do tác động đến môi trường nhỏ. Ngoài ra, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ. Dễ thấy, rừng chỉ có tác dụng với lũ nhỏ và lượng nước rừng giữ lại được không quá lớn. Cụ thể, rừng nguyên sinh có nhiều tầng thực vật có khả năng giữ nước trên lá cây, thân cây, ngăn dòng chảy, chống sói mòn đất, làm duy trì nước lâu nên nước thấm bớt xuống. Tuy nhiên, thực tế rừng chỉ trữ được 0,2m nước khi có lũ còn riêng các hồ thủy điện có khả năng trữ ít nhất là 4m nước. Như vậy, không thể nói thuỷ điện làm gia tăng lũ.

Đây là tài nguyên quý giá của đất nước, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS, TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nhiều người nói thuỷ điện là nguyên nhân khiến tình trạng lũ thêm trầm trọng song nếu đổ lỗi hoàn toàn cho thủy điện gây lũ là chưa chính xác.

PGS, TS Vũ Thanh Ca cho rằng, không có đập thủy điện, lũ vẫn thế thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất nhiều. “Việt Nam là quốc gia phát triển thủy điện rất ít, không có tên trên bản đồ thế giới về phát triển thủy điện. Ngoài ra nghiên cứu hồ chứa thuỷ điện tại châu Âu cho thấy không có bất cứ thông tin nào nói rằng hồ thủy điện làm tăng lũ lụt”- PGS, TS Vũ Thanh Ca lý giải.

Được biết, hiện nhiều nước tiên tiến trên thế giới vẫn đang phát triển thủy điện mạnh. Chẳng hạn, tại Na Uy, thủy điện chiếm tỷ lệ tới hơn 90%, New Zealand thủy điện chiếm tới 75%, Trung Quốc và Canada còn là hai quốc gia sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế giới...

Theo ông Nguyễn Tài Sơn, Chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình điện, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng thủy điện, từng tham gia tư vấn thiết kế nhiều dự án thủy điện lớn như Tuyên Quang, Lai Châu nêu quan điểm, cần khuyến khích các thủy điện nhỏ vì đây là nguồn năng lượng tái tạo quý giá, sạch nhất trong các nguồn năng lượng.

Lý giải quan điểm của mình, ông Nguyễn Tài Sơn cho rằng, tại miền Trung, các hồ thủy điện cũng đã góp phần không nhỏ vào việc cắt lũ, như hồ Quảng Trị cắt 21%, Hương Điền cắt tới 45% đỉnh lũ, hồ Bình Điền 42,3%, Sông Bung 4 cắt 42,7%, Đăk Mi 4 cắt 74,7%, đặc biệt trận lũ ngày hôm qua, hồ Sông Tranh 2 cắt tới hơn 50%...

Đánh giá về các thông tin việc xây dựng nhiều thủy điện vừa và nhỏ tại các khu vực vùng núi gây mất rừng, xói mòn, sạt lở đất, ông Sơn cho rằng, thủy điện nhỏ chủ yếu ở miền núi, đặc điểm địa hình dốc, lòng hồ hẹp với điểm đặc trưng là mùa khô ít nước, mùa lũ nước cao. Cùng với đó, mỗi dòng sông đều có hành lang thoát lũ tự nhiên nên sự ảnh hưởng của công trình thủy điện tới rừng là rất hạn chế.

Mặt khác, tất cả các hồ chứa thủy điện lớn trên cả nước đều phải duy trì mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường trong mùa lũ để tham gia cắt giảm lũ cho hạ du khi có yêu cầu, vận hành xả nước theo yêu cầu sử dụng nước của hạ du về mùa cạn. Vì vậy, đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên lưu vực.

Theo PGS, TS Vũ Thanh Ca, sự hiểu không đúng và không đủ về thủy điện sẽ dẫn đến thông tin sai lệch. Cứ thấy lũ lụt thì đổ cho thủy điện là không chính xác. Có thể ví dụ các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang… đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình trên thì Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội thường phải đối mặt với lũ lụt, mà điển hình như trận lũ vào các năm 1969, 1971 đã gây thiệt hại lớn...

Cần có góc nhìn khách quan, khoa học
Các chuyên gia tham dự tọa đàm “Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt” do Hội Truyền thông số tổ chức tại Hà Nội cho rằng, nhiều công trình thủy điện đã chống lũ rất hiệu quả. Ảnh: Giang Nam

Cần kiên quyết hơn trong khâu quản lý

Dù không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ, tuy nhiên không thể phủ nhận những mặt trái của thủy điện. Trong thực tế, các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy thủy điện gây ra rất nhiều hệ lụy môi trường, sinh thái. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng xói lở và tiềm ẩn nguy cơ gây lũ quét lớn. Việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở.

Ở góc độ nghiên cứu, PGS, TS Vũ Thanh Ca hay ông Nguyễn Tài Sơn đều thống nhất quan điểm, tuy thủy điện không phải là nguyên nhân gây ra lũ, nhưng nếu xả lũ không đúng quy trình chặt chẽ thì có thể gây ra lũ và nhiều hậu quả nghiêm trọng nên vấn đề chính lại ở khâu quản lý, điều hành, vận hành.

Quanh vấn đề này, ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, về quy hoạch, Bộ đã rà soát và xuống các tỉnh, địa phương rà soát, loại bỏ các dự án ảnh hưởng môi trường, chiếm đất rừng. Đặc biệt, từ 2016 đến nay, tất cả các dự án thủy điện nhỏ, liên quan đến rừng tự nhiên, không có dự án nào được bổ sung quy hoạch.

Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện còn khoảng hơn 800 thuỷ điện các loại, trong đó có hơn 600 đang vận hành. Các công trình thủy điện khi đưa vào xây dựng phải trải qua nhiều thủ tục liên quan đến Luật Xây dựng, Luật Điện lực... “Dư luận không đồng thuận với thủy điện vì lý do gây lũ, tôi cho rằng không chính xác, có thể do thông tin chưa đến với người dân đầy đủ nên cũng có những thông tin sai lệch” - ông Đỗ Đức Quân bày tỏ quan điểm.

Được biết, theo quy trình vận hành liên hồ chứa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tất cả các hồ chứa thủy điện lớn trên cả nước đều phải duy trì mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường trong mùa lũ để tham gia cắt giảm lũ cho hạ du khi có yêu cầu, vận hành xả nước theo yêu cầu sử dụng nước của hạ du về mùa cạn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn trong xử lý các đơn vị vi phạm quy trình xả lũ.

PGS.TS Vũ Thanh Ca đề xuất, các đập thủy điện cần phải được quy hoạch một cách hợp lý, tránh làm ngập các khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái. Cần xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình xả lũ và chạy thủy điện để đảm bảo dòng chảy môi trường cũng như không làm gia tăng nguy cơ lũ và tác động ít nhất tới các hệ sinh thái vùng hạ lưu. Cần thường xuyên quan trắc môi trường trong lòng hồ và cần nghiên cứu kỹ và tái định cư người dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt…

“Để làm bất cứ hoạt động phát triển nào cũng đều có tác động đến môi trường. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động, ta cần phải có những quy định chặt chẽ để đảm bảo luôn duy trì ở trạng thái thấp nhất và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hiện nay, Việt Nam mặc dù đã có những nghiên cứu, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, quản lý môi trường… đã nắm rất chắc về hoạt động dòng chảy môi trường này nhưng việc xây dựng quy trình, vận hành hồ chứa như thế nào thì vẫn cần phải xem xét, bổ sung” - PGS.TS Vũ Thanh Ca đóng góp ý kiến./.

Trong chiến lược phát triển kinh tế bao giờ cũng đứng trước sự lựa chọn được - mất. Phát triển hệ thống năng lượng, trong đó có các công trình thủy điện vừa và nhỏ cũng vậy. Để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chúng ta phải đánh đổi với hàng nghìn ha rừng tự nhiên bị mất. Vì vậy, mấu chốt ở chỗ phải “cân đối” giữa phát triển bao nhiêu công trình thủy điện trên phạm vi bán kính cho phép để đảm bảo độ che phủ của rừng tự nhiên mới là điều quan trọng.

Theo theo tính toán cứ 1 MW điện sẽ có khoảng 7-10 ha rừng tự nhiên bị mất đi (rừng tự nhiên khác xa rừng trồng mới, rừng trồng mới không có chức năng giữ nước, tích nước và địa tầng địa chất bị biến dạng). Đấy là chưa kể việc sử dụng các vật liệu nổ trong quá trình xây dựng công trình thủy điện nhỏ và vừa cũng ảnh hưởng rất lớn cấu trúc địa tầng, địa mạo của các khu dất, khu đồi núi xung quanh. Do đó, để có góc nhìn đúng đắn về thủy điện nhỏ và vừa, ngày 2/11, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đề nghị các Bộ Công Thương, Tài nguyên - Môi trường xem xét lại toàn bộ các công trình thủy điện nhỏ và vừa, đồng thời đề nghị hạn chế xây mới các công trình thủy điện nhỏ và vừa để bảo vệ rừng.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/4: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo ngày 19/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/4: Nắng nóng quay trở lại

Dự báo ngày 17/4, khu vực Hà Nội có mây, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
Xem thêm
Phiên bản di động