--> -->

Cần có chế tài, quy chuẩn riêng về công tác phòng cháy, chữa cháy ở Thủ đô

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đang là lĩnh vực mà tình hình vi phạm diễn ra rất nóng và phức tạp. Do đặc thù của Hà Nội có mật độ dân số đông, nhiều nhà chung cư, nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy cao, cử tri kiến nghị, cần nghiên cứu, xem xét để dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng về các tòa nhà cho thuê dưới hình thức nhà xây để ở và đưa ra những chế tài xử lý vi phạm phù hợp với thực tế.
Công an huyện Thanh Trì: Phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy Giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quản lý chung cư tại Bắc Từ Liêm

Góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều cử tri cho rằng, với đặc thù của Hà Nội có mật độ dân số đông, nhiều nhà chung cư, nguy cơ mất an toàn PCCC cao, cử tri đề nghị cần nghiên cứu, xem xét trên cơ sở các Nghị quyết, văn kiện của Đảng để dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng về các tòa nhà cho thuê dưới hình thức nhà xây để ở và đưa ra những chế tài xử lý vi phạm phù hợp với thực tế của Thành phố.

Là người đã chứng kiến, cũng như công tác xử lý sự cố, khắc phụ hậu quả vụ cháy "chung cư mini" phố Khương Hạ khiến 56 người tử vong, ông Nguyễn Minh Trí (cử tri quận Thanh Xuân), cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ do nhiều quy định của pháp luật còn thiếu, không đồng bộ giữa các lĩnh vực, nhiều nội dung trong quy chuẩn, tiêu chuẩn không rõ ràng nên rất khó áp dụng trong thực tiễn.

Theo ông Trí, hiện nay chưa có quy định về cưỡng chế buộc chấp hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở dẫn đến hiệu lực, hiệu quả không cao; chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về quản lý, kiểm tra việc sử dụng điện sau công tơ của các hộ gia đình, cơ sở, trong khi đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây cháy...

Cần có chế tài, quy chuẩn riêng về công tác phòng cháy, chữa cháy ở Thủ đô
Cần có các quy định phù hợp với thực tiễn trước thực tại các chung cư cao tầng của nhiều dự án xây dựng kéo dài.

Cử tri Đàm Văn Lượng (quận Nam Từ Liêm) cho rằng, chưa có quy định của Bộ Xây dựng về an toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; một số quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là các cơ sở chuyển đổi từ nhà ở gia đình...

Cử tri cũng đề nghị Quốc hội khi sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở cần có các quy định phù hợp với thực tiễn trước thực tại các chung cư cao tầng của nhiều dự án xây dựng kéo dài, không hoàn thiện để bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý toàn diện, bất cập trong sử dụng các diện tích sử dụng chung, tầng hầm, nơi giữ xe. Trong sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về dân cư với ban quản lý, ban quản trị các tòa nhà, cần tạo điều kiện cho công tác an toàn trật tự xã hội, an ninh, PCCC và cho đời sống của nhân dân...

Trước đó, tại phiên họp thứ 26, sáng 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trình bày tờ trình của Chính phủ liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Thủ đô, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nêu thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính đang diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo ở Thủ đô, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để tăng tính răn đe, phòng ngừa. Do vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung 3 lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.

"Bên cạnh đó, còn quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, PCCC mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính", Bộ trưởng Tư pháp nêu rõ...

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Thành phố tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ kiểu chung cư mini. Một trong những nguyên nhân là định hướng xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát, ngay cả khi Luật Thủ đô được ban hành cách đây 10 năm. Đây là hệ lụy của việc tập trung dân cư quá đông trong nội thành, đi kèm với đó là công tác quản lý chưa nghiêm. Vấn đề di dời cơ sở sản xuất, y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan, đơn vị đã đặt ra từ lâu, nhưng triển khai rất chậm chạp. Dự thảo Luật cũng chưa có quy định rõ về biện pháp và lộ trình di dời.

Cần có chế tài, quy chuẩn riêng về công tác phòng cháy, chữa cháy ở Thủ đô
Phòng cháy, chữa cháy đang là lĩnh vực mà tình hình diễn ra rất nóng và phức tạp

Trước thực tế trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về các vấn đề giao thông, môi trường... đặc biệt là công tác PCCC. Cần cho Hà Nội quyền quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác biệt về giao thông, môi trường, đặc biệt là công tác PCCC.

Nhắc lại vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hồi giữa tháng 9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dứt khoát không luật hóa chung cư mini trong luật này. Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Thủ đô (sửa đổi) là đạo luật về phân cấp và phân quyền nên cần có sự toàn diện chứ không chỉ ở lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, nội dung nào phân cấp cho Thành phố cần thể hiện rõ, ngoài ra nghiên cứu quy định để thành phố có thể phân quyền cho cấp dưới như quận, huyện, sở...

Theo luật sư Phạm Hải Long - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, công tác PCCC của cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng thời gian gần đây được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Trước những hậu quả gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn Thủ đô cũng như đặc thù của địa bàn thì việc Hà Nội có chế tài, quy chuẩn riêng về công tác này là rất cần thiết.

Vấn đề xây dựng, PCCC, tờ trình dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ, sau khi Luật Thủ đô 2012 có hiệu lực, việc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao hơn đối với một số hành vi trong một số lĩnh vực tại khu vực nội thành có tác dụng tích cực, hiệu quả răn đe, phòng ngừa vi phạm, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước, góp phần làm giảm số vụ vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động