Cần các gói kích cầu để “cứu” thị trường lao động
Lao động sẽ nhiều việc hậu đại dịch nhờ EVFTA | |
Ổn định thị trường lao động trước thách thức dịch Covid-19 | |
Thị trường lao động trong tâm bão dịch Covid -19: Không có biến động lớn |
Lao động trẻ tại ngày hội việc làm do Báo Lao động Thủ đô tổ chức. |
30,8 triệu người chịu ảnh hưởng
Báo cáo về thị trường lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm của Tổng Cục Thống kê cho thấy: Cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, tương ứng 17,6 triệu người.
Trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng do việc hạn chế các chuyến bay nội địa và quốc tế, đóng cửa các khu du lịch và các hoạt động giải trí công cộng. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.
Theo bà Vũ Thị Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, tác động của dịch Covid–19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp sức lao động của mình trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Hậu quả là, đối với bản thân người lao động, thu nhập của họ đã giảm đáng kể so với trước khi xảy ra đại dịch.
Đáng chú ý, dịch Covid-19 cũng làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị. Đối với cả nhóm lực lượng lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ luôn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam. Cụ thể, lao động nữ giảm 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi; trong đó, nhóm dân số từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm sâu nhất (giảm 10,3 điểm phần trăm) trong khi mức giảm của các nhóm tuổi khác ở khu vực thành thị là dưới 3,0 điểm phần trăm và mức giảm của nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn chỉ là 3,8 điểm phần trăm. Điều này cho thấy dịch Covid-19 đã tác động làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi. |
Tăng cường thêm các gói hỗ trợ
Trước tình này, để tăng tính kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp, nhiều địa phương đã chủ động lên phương án cung ứng lao động cho các doanh nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Thanh niên đã phối hợp với các quận đoàn, huyện đoàn, khu công nghiệp để giới thiệu việc làm cho thanh niên sau một thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trung tâm đã nhờ các quận đoàn, huyện đoàn lên danh sách những thanh niên, người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm rồi kết nối với từng doanh nghiệp đang cần để giới thiệu theo đúng lĩnh vực, vị trí mà họ đang cần.
So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi; trong đó, nhóm dân số từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm sâu nhất (giảm 10,3 điểm phần trăm) trong khi mức giảm của các nhóm tuổi khác ở khu vực thành thị là dưới 3,0 điểm phần trăm và mức giảm của nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn chỉ là 3,8 điểm phần trăm. Điều này cho thấy dịch Covid-19 đã tác động làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị. |
Còn tại Hà Nội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, trung tâm dịch vụ việc làm để xác định nhu cầu đào tạo và triển khai đào tạo. Các phiên giao dịch việc làm đã diễn ra liên tục, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, qua đó nhận đăng ký tuyển lao động của hơn 5.077 doanh nghiệp với hơn 3.400 chỉ tiêu.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành, các doanh nghiệp tuyển đa dạng vị trí ngành nghề liên quan tới những lĩnh vực trước đó bị ảnh hưởng, như thương mại, dịch vụ, bán sỉ, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng lưu trú... Các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu tuyển dụng công nhân bao bì, kim loại mầu, đứng dây chuyền. Cùng với các phiên lưu động, chuyên đề, từ đầu tháng 7, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục tổ chức những phiên giao dịch online tại sàn chính tại 215 phố Trung Kính, Trần Phú và 13 điểm sàn vệ tinh, kết nối với các trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc để kết nối cung cầu doanh nghiệp và người lao động.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19, vẫn diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch lần thứ hai. Ðiều này chắc chắn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động nói chung. Thực tế, 6 tháng đầu năm chưa phải đỉnh điểm của tình trạng mất việc làm vì các doanh nghiệp vẫn đang duy trì đơn hàng ký từ trước đó. Sau khi các đơn hàng này kết thúc, các doanh nghiệp mới bắt đầu “thấm đòn” do đứt gãy hợp đồng trong những tháng cuối năm, việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng việc làm và thu nhập của người lao động trong thời gian tới.
Để khắc phục và giúp người lao động vượt qua thời điểm khó khăn này, nhiều chuyên gia kỳ vọng về việc thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, nghiên cứu xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi Covid-19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Các chuyên gia cũng khuyến nghị, ngoài cơ chế khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19, cần bổ sung chính sách đặc biệt nhằm tái cơ cấu lao động, gia tăng năng suất lao động. Các gói hỗ trợ cần mang tính dài hạn không chỉ cho năm 2020 mà cho nhiều năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49