Cần bổ sung quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
![]() | Hơn 800 lao động nữ được khám và tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí |
![]() | Quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ |
Cụ thể, CNVCLĐ Thủ đô đồng tình với dự thảo về việc bổ sung một số nội dung đảm bảo bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của lao động nam và lao động nữ trong công việc và trong gia đình theo nguyên tắc bình đẳng giới, như bổ sung quy định nam giới được nghỉ khi vợ sinh con (hiện mới chỉ quy định trong Luật BHXH 2016) và sửa quy định giúp đỡ hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo, trợ cấp nghỉ chăm sóc con ốm, thực hiện các biện pháp tránh thai...theo hướng áp dụng cho người lao động (cả nam và nữ), thay vì quy định hiện hành chỉ áp dụng cho lao động nữ, nhằm giúp cho cả nam và nữ có điều kiện chia sẻ trách nhiệm gia đình theo quy định của Luật Bình đẳng giới.
![]() |
CNVCLĐ Thủ đô đề nghị Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ |
Bên cạnh đó, CNVCLĐ Thủ đô đề nghị bổ sung nghĩa vụ của người sử dụng lao động: “Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động, tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.”
Nội dung này đã được quy định tại các văn bản dưới luật và triển khai thực hiện trên thực tế, giúp cho người lao động có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Việc bổ sung quy định này vào Bộ luật Lao động nhằm đảm bảo tính thực thi cao hơn và thống nhất với quy định tại Luật trẻ em 2016: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện”; “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em…”.
Đặc biệt, tổ chức công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô đề xuất cần bổ sung quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Trên thực tế, nhiều lao động nữ ký HĐLĐ có thời hạn khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà hết hạn HĐLĐ thì đương nhiên chấm dứt HĐLĐ, khi đó lao động nữ rất khó tìm việc làm mới do mang thai và nuôi con nhỏ, sẽ gặp khó khăn về thu nhập, việc làm ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng thai nhi, chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi. Do vậy, LĐLĐ Thành phố đề nghị bổ sung quy định: “Khi lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Lao động nữ mang thai hộ được gia hạn hợp đồng lao động đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ nhưng chỉ tính đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Người nhờ mang thai hộ được gia hạn HĐLĐ từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi”. |
Đặc biệt, tổ chức công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô đề xuất cần bổ sung quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Trên thực tế, nhiều lao động nữ ký HĐLĐ có thời hạn khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà hết hạn HĐLĐ thì đương nhiên chấm dứt HĐLĐ, khi đó lao động nữ rất khó tìm việc làm mới do mang thai và nuôi con nhỏ, sẽ gặp khó khăn về thu nhập, việc làm ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng thai nhi, chăm sóc con dưới 12 tháng tuổi.
Do vậy, LĐLĐ Thành phố đề nghị bổ sung quy định: “Khi lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Lao động nữ mang thai hộ được gia hạn hợp đồng lao động đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ nhưng chỉ tính đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Người nhờ mang thai hộ được gia hạn HĐLĐ từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi”.
Tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô cũng đề nghị Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ bổ sung giải thích từ ngữ: “Việc làm cũ không còn”. Cụ thể, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định mà không bị cắt giảm các quyền, lợi ích và điều kiện làm việc so với trước khi người lao động nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Nhưng khái niệm “việc làm cũ không còn” có cách hiểu khác nhau, vì vậy trên thực tế có những trường hợp vị trí việc làm đó vẫn còn mà lao động nữ vẫn phải làm việc khác. Vì vậy đề nghị cần có giải thích từ ngữ : “việc làm cũ không còn” để làm rõ là vị trí việc làm cũ không còn, khác với trường hợp vị trí việc làm đó vẫn còn nhưng được giao cho người khác đảm nhiệm.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc
Tin khác

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9
Đời sống 20/04/2025 15:59

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Đời sống 12/04/2025 16:21

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính
Đời sống 10/04/2025 12:25

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4
Đời sống 09/04/2025 21:51

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế
Đời sống 09/04/2025 15:40

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai
Đời sống 04/04/2025 16:41

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai
Đời sống 31/03/2025 21:13

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?
Đời sống 28/03/2025 06:41

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ
Đời sống 23/03/2025 16:54

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025
Đời sống 22/03/2025 06:27