Cách tốt nhất tham gia bảo hiểm y tế
Tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội | |
Nhà nước sẽ đóng BHYT cho thân nhân người có công |
Gánh nặng “kép”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,5 triệu người tử vong về các bệnh tim mạch trên thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi cộng lại.
Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Thanh Nhàn. |
Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp là trên 7 triệu người. Tại Việt Nam, nếu năm 2000 mới chỉ có khoảng 16,3% số người lớn bị tăng huyết áp, thì đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn lên tới 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị tăng huyết áp đang ở mức báo động là 48%.
ThS Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng khoa tim mạch (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, người bệnh bị tăng huyết áp thường dùng từ 2 - 3 loại thuốc kết hợp, số thuốc sử dụng sẽ tăng lên 5 -7 loại nếu như bệnh nhân có tổn thương cơ quan như tim, não, động mạch…do biến chứng của tăng huyết áp.
Với những bệnh nhân có tổn thương cơ quan mạch vành (nhồi máu cơ tim có đặt stent, phẫu thuật…) có kèm theo suy tim thì số lượng thuốc còn tăng hơn nhiều. Thuốc sử dụng nhiều, kèm theo là các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cũng phải làm nhiều hơn, khiến cho chi phí điều trị của một bệnh nhân tăng huyết áp ngày một cao.
Tổng chi phí điều trị cho 1 bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2015 là 6,7 triệu đồng/năm; ước tính năm 2016 sẽ là 8,8 triệu đồng/năm.
ThS Thắng cho biết thêm, chi phí trung bình để điều trị cho 1 bệnh nhân có các biến chứng của tăng huyết áp từ 8 triệu đồng đến hơn 11 triệu đồng. Thống kê tại bệnh viện 6 tháng đầu năm cho thấy, bệnh nhân tăng huyết áp có tổn thương não chi phí điều trị trung bình là 7,8 triệu đồng, tổn thương mạch máu lớn chi phí điều trị là 9,4 triệu đồng, tổn thương tim chi phí điều trị là 11,4 triệu đồng…
Do đó, một bệnh nhân không có BHYT khi thăm khám và điều trị tăng huyết áp sẽ phải chi trả rất nhiều tiền cho mỗi đợt điều trị, là gánh nặng đối với người bệnh và cả gia đình người bệnh. Bệnh nhân tăng huyết áp thường có kèm thêm nhiều bệnh lý và các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, mỡ máu, goutte… lại phải mất thêm chi phí để điều trị những bệnh này.
Nhiều chuyển biến tích cực!
Vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHYT trong việc điều trị căn bệnh tăng huyết áp nên nhiều người chỉ khi bị bệnh mới thực sự thấy khó khăn. Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trước kia, số người bị bệnh tăng huyết áp mua thẻ BHYT không nhiều.
Tuy nhiên, những năm gần đây, người mắc tăng huyết áp đã tích cực tham gia BHYT để giảm bớt khó khăn trong khám, chữa bệnh. Bằng chứng, tại bệnh viện này, số bệnh nhân quản lý và điều trị tăng huyết áp ngày càng tăng, năm 2014 là 1.844 bệnh nhân, năm 2015 là 1.853 và 6 tháng năm 2016 là 2.036 bệnh nhân.
Với bệnh nhân bị tăng huyết áp, nhưng không có thẻ BHYT ngày càng giảm, từ 106 bệnh nhân năm 2014 xuống 62 bệnh nhân vào năm 2015 và chỉ còn 6 bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2016.
Tại Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, bác sĩ Nguyễn Quang Hải - Giám đốc trung tâm cho biết, năm 2014, đơn vị này quản lý 1.087 bệnh nhân bị tăng huyết áp có thẻ BHYT, đến năm 2015, con số này tăng lên 4.787 bệnh nhân, đến năm 2016 là 6.093 bệnh nhân. Còn tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức đang quản lý và điều trị cho 724 bệnh nhân bị tăng huyết áp, tất cả đều có thẻ BHYT.
Trong 6 tháng đầu năm, bệnh viện đã khám và điều trị cho 5.012 lượt người bị tăng huyết áp với chi phí trên 3 tỷ đồng, như vậy bình quân chi phí cho một lượt khám tăng huyết áp là 602 nghìn đồng. Số tiền này do BHYT chi trả, người bệnh chỉ phải cùng chi trả một phần chi phí điều trị.
Với con số được Bảo hiểm xã hội Thành phố cho biết, thì trong năm 2015 quỹ BHYT đã chi trả 253 tỷ đồng cho bệnh nhân điều trị tăng huyết áp trên địa bàn Thành phố.
Cụ thể, số người bị tăng huyết áp được khám và điều trị ngoại trú là 627.333 lượt người với chi phí khám chữa bệnh trên 176 tỷ đồng; 21.198 lượt người bị tăng huyết áp được điều trị nội trú, tổng chi phí là gần 77 tỷ đồng. Như vậy, số tiền Bảo hiểm xã hôi Thành phố đã chi trả cho người bệnh là không nhỏ.
Với việc tham gia BHYT, những người bệnh tăng huyết áp đã không phải chi trả số tiền quá lớn như trên cho việc điều trị bệnh của mình. Trong khi đó, điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, thì việc tham gia BHYT là giải pháp hoàn toàn đúng đắn của người bệnh.
Hạnh Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02