Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?
Theo đó, Hà Nội hiện có tổng số 153 tuyến buýt đang khai thác, vận hành. Trong đó 128 tuyến buýt trợ giá, 9 tuyến buýt không trợ giá,13 tuyến buýt kế cận và 3 tuyến City tour.
Những năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực mở rộng mạng lưới, đầu tư đổi mới phương tiện, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành, giúp người dân tiếp cận dịch vụ vận tải hành khách công cộng dễ dàng hơn.
Từ năm 2021 - 2024, Hà Nội có thêm 2 tuyến tàu điện, Metro Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội kết nối với xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, sản lượng hành khách vẫn chưa được như kỳ vọng.
![]() |
Tọa đàm với chủ đề "Cách nào để xe buýt, metro Thủ đô thêm hút khách?" do Báo Giao thông tổ chức đã cung cấp góc tiếp cận mới, tạo ra diễn đàn trao đổi, góp phần tìm ra giải pháp để xe buýt, metro Hà Nội thêm hút khách. |
Tại tọa đàm, những khách mời như: Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội; ông Nghiêm Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội; ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch - Vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Thành phố Hà Nội; ông Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông… đã đưa ra những góc nhìn, giải pháp để xe buýt, tàu điện Thủ đô thêm thu hút nhiều người bỏ xe cá nhân, sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Cụ thể, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho rằng, để xe buýt, metro hút khách hơn, giai đoạn tới, xe buýt tập trung cạnh tranh với phương tiên cá nhân trên phương diện chi phí đi lại, tính an toàn và thái độ phục vụ.
![]() |
Hệ thống metro của Hà Nội đã khẳng định được tính ưu việt của loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, hiện đại, góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông. |
Ông Nghiêm Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội nêu quan điểm, để vận tải hành khách công cộng (xe buýt, tàu điện) thu hút khách cần tập trung vào 4 yếu tố.
Thứ nhất là rút ngắn thời gian đi lại cho người dân khi sử dụng dịch vụ. Thứ hai là nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên phục vụ trên xe đối với hành khách. Thứ ba là nâng cao chất lượng phương tiện, hiện nay các doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư, đổi mới phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi. Thứ tư là chú trọng mở rộng, bổ sung, đầu tư các điểm dừng, nhà chờ khách của vận tải hành khách công cộng, đi đôi với chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Tin khác

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Giao thông 17/04/2025 14:01

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4
Giao thông 16/04/2025 14:59

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông
Giao thông 16/04/2025 14:56

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt
Giao thông 16/04/2025 08:11

Điều chỉnh giao thông khu vực đường Nguyễn Ngọc Vũ để giảm ùn tắc
Giao thông 15/04/2025 16:10

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt
Giao thông 15/04/2025 13:10

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông
Giao thông 15/04/2025 11:24

Làm sao để nhường đường cho xe ưu tiên nhanh chóng, an toàn?
Giao thông 15/04/2025 11:22

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4
Giao thông 15/04/2025 10:50

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư
Giao thông 15/04/2025 07:51