Cách điều trị nào tốt nhất?
Hà Nội: Căng thẳng tỷ lệ “chọi” vào lớp 10 | |
Vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề |
"Việc phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, thầy cô, điểm số và thành tích…khiến nhiều học trò luôn rơi vào trạng thái stress, thậm chí mắc các chứng bệnh về tâm thần”, TS. BS Chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
Theo các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần, đã có những trẻ từ con ngoan, trò giỏi trở thành học sinh “hư” chỉ vì quá áp lực trong việc học hành, đến mức phải nhập viện. Trong đó đa phần là những trẻ bị rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi. Chia sẻ về vấn đề này, TS Dũng cho biết: “Rối loạn cảm xúc của trẻ em, thường gặp ở những trẻ dưới 22 tuổi. Đây là độ tuổi mà sự phát triển về cơ thể, cũng như tinh thần của trẻ em chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần, nên cảm xúc và hành vi cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này”.
Cũng theo TS Dũng phân tích, cháu Đ. là con một trong gia đình trí thức, nên từ nhỏ cháu đã được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Bố mẹ cháu thường mong mỏi con mình phải đứng thứ hạng cao trong lớp, nhưng họ đâu biết rằng những mong mỏi quá cao đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn. Trong khi trẻ lại thiếu thời gian vui chơi, giải trí, nên tinh thần luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và lâu dần sinh bệnh.
Để điều trị cho những bệnh nhân này, theo TS Nguyễn Văn Dũng việc đầu tiên là chúng ta phải tách các em khỏi những áp lực học tập. Cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Đặc biệt, đối với cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con, cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh cho các con luôn vững vàng đối mặt với những khó khăn, áp lực trong cuộc sống. Ngoài ra cũng cần trang bị cho con kỹ năng sống, giúp con thích ứng với stress.
“Cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các con học, tránh tạo áp lực căng thẳng, hoặc kỳ vọng quá mức với các con”, TS Dũng nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến áp lực học và thi phải tùy theo mức độ và tùy theo rối loạn mà có phác đồ điều trị phù hợp. Cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện với những trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, hay bệnh nhân loạn thần.
Bên cạnh đó nên kết hợp các liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược. Liệu pháp tâm lý được sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình, kỹ thuật thư giãn luyện tập. Ngoài ra các bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các thuốc có thể hỗ trợ điều trị như thuốc chống trầm cảm, hay chống loạn thần nếu cần.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18