Các hoạt động văn hóa nổi bật của Thủ đô năm 2020
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Sôi nổi các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp |
130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô công lao và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng thời, khẳng định với vị thế là trái tim của cả nước, Thủ đô Hà Nội vinh dự, tự hào là nơi Bác Hồ sống và làm việc lâu nhất, qua đó thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đối với Bác.
Cùng với tuyên truyền, thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020) và tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm khác như tuyên truyền cổ động trực quan trên một số trục đường, tuyến phố chính và các khu vực trung tâm thành phố, các quận, huyện; tổ chức 2 đêm tuyên truyền lưu động trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Ngành Văn hóa và các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm tranh, ảnh nội dung về cuộc đời, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kết quả đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, những mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hà Nội xây dựng bộ phim tài liệu “Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội” thể hiện sự quan tâm của Bác với Thủ đô Hà Nội và thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô với Người.
Để kỷ niệm ngày sinh của Bác, ngành Văn hóa Hà Nội tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các sân khấu lớn ở khu vực Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, Sân vận động Mỹ Đình… cùng nhiều địa điểm công cộng trên địa bàn quận, huyện, thị xã phục vụ nhân dân; tổ chức chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân các quận, huyện, đặc biệt là những khu vực xa trung tâm, khu công nghiệp, chế xuất…
Các hoạt động văn hóa của Thủ đô đã được triển khai trang trọng, hiệu quả; có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống nhân dân, tạo không khí phấn khởi, thi đua và sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, ngành, đoàn thể.
90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Sáng 3/2/2020, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020). Mở đầu buổi lễ là chương trình nghệ thuật đặc biệt, với những các tiết mục ca múa nhạc được dàn dựng công phu, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn đối với Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đoàn kết dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, vững bước tiến lên trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Trước đó, trên nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích. Mô hình trang trí tràn ngập sắc hoa nổi bật ở nhiều tuyến phố; trụ sở các cơ quan, đơn vị… trên địa bàn thành phố cũng rực rỡ băng rôn, khẩu hiệu… tạo nên không khí phấn khởi cho người dân Thủ đô.
75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trước ngày 2/9/2020, trên khắp tuyến phố ở trung tâm Hà Nội, cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ chào mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Không khí tưng bừng trong ngày trọng đại của đất nước bao trùm khắp nơi; Quốc kỳ tung bay trên quảng trường Ba Đình lịch sử, tung bay trên các tuyến phố trung tâm Hà Nội… đã khiến cho không khí chào mừng ngày đại lễ của đất nước tràn ngập khắp Thủ đô.
Hà Nội trang hoàng đường phố chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 |
Đặc biệt, tối ngày 2/9/2020, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình đặc biệt kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 mang tên “Lời thề độc lập” tái hiện 3 giai đoạn lớn của lịch sử Việt Nam từ những năm 1900 tới nay được thể hiện qua nhiều hoạt cảnh, trình diễn nghệ thuật kết hợp với phóng sự tài liệu và câu chuyện của các nhân chứng lịch sử. Đan xen những phóng sự, lời kể của các nhân chứng lịch sử, khán giả đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với những bài hát đi cùng năm tháng như: "Bình Trị Thiên khói lửa", "Ta tự hào đi lên ơi Việt Nam", "Bạch Đằng giang", "Bài ca Hồ Chí Minh", "Đoàn Vệ quốc quân"... do các Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ, Tạ Minh Tâm; Nghệ sĩ Ưu tú Đăng Dương, Phạm Thu Hà; Lê Cát Trọng Lý… biểu diễn.
Qua các tác phẩm được dàn dựng công phu của “Lời thề độc lập cho” thấy ý chí độc lập của người Việt Nam cũng chính là sức mạnh đã sinh ra đất nước, bảo vệ và phát triển đất nước. Những thách thức ngày càng lớn, nhưng chính những lực cản này đã nuôi dưỡng ý chí để trở thành khát vọng, lời thề của người Việt Nam trước quá khứ và tương lai.
1010 năm Thăng Long - Hà Nội
Tối 10/10/2020, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, người dân Thủ đô được chứng kiến một đại lễ long trọng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020). Chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng đất Rồng thiêng” được trình diễn tại buổi lễ bởi những nghệ sĩ nổi tiếng, thể hiện thành công nhất các ca khúc cùng dàn hợp xướng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các màn múa được dàn dựng theo phong cách bán sử thi hoành tráng, bằng âm nhạc và ngôn ngữ nghệ thuật múa kinh điển của nghệ thuật ballet thế giới và những đặc điểm nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
Nội dung của chương trình nghệ thuật ca ngợi truyền thống Thăng Long - Hà Nội hơn một ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; khích lệ tinh thần thi đua yêu nước của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, thông qua chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, văn hóa Thủ đô tới bạn bè quốc tế, góp phần phát triển du lịch và tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại cho thành phố Hà Nội, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử và những nét văn hoá đặc sắc, là trái tim của đất nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng đất Rồng thiêng” tại Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Trước đó, Thủ đô Hà Nội cũng đã có nhiều hoạt động văn hóa hướng về nguồn cội như dâng hương tưởng niệm vua Lý Thái Tổ; tổ chức Ngày hội “Tôi yêu Hà Nội”; Chương trình Văn nghệ “Tự hào Việt Nam” tại Khu vực tượng đài Cảm Tử; Chương trình nghệ thuật “Hà Nội - Khát vọng Rồng bay” tại Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ… và trang trí băng rôn, khẩu hiệu, pano chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại
Tối 11/12 tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại trong sự chứng kiến của người dân Thủ đô và du khách. Lễ hội nhằm tôn vinh, giới thiệu tới công chúng Thủ đô, người dân khắp mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế về văn hóa dân gian đương đại và di sản văn hóa của Hà Nội, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian truyền thống trong xã hội đương đại.
Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần, Lễ hội đã có nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa, như: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính thiết kế sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống đương đại; Tổ chức không gian Mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại giới thiệu các loại hình văn hóa dân gian đương đại giàu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đồng thời thể hiện những nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong việc bảo tồn, phục hồi; Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội, gồm: Ca trù, hát ví, hát dô, hát xẩm, múa rối, múa cồng chiêng…
Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2020 đã thu hút đông đảo khách tham quan, tìm hiểu về các giá trị di sản văn hóa dân gian, qua đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị trong đời sống đương đại, góp phần củng cố thương hiệu Thành phố sáng tạo của Thủ đô Hà Nội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân thành phố.
Lễ hội áo dài “Hương sắc Tràng An”
Sáng ngày 29/11 tại khu vực Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và không gian Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, người dân Thủ đô đã được hòa mình trong “Hương sắc Tràng An”. Lễ hội áo dài có sự tham gia của các đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo thành phố và hơn 500 phụ nữ đại diện cho các nhà thiết kế áo dài, người mẫu và đại biểu các tầng lớp phụ nữ Thủ đô
Với các thông điệp “Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, "Tự hào Áo dài phụ nữ Việt Nam”, “Phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh”… chương trình Lễ hội Áo dài có sự tham gia diễu hành của hơn 500 cán bộ, hội viên, phụ nữ Thủ đô, các bé gái, nữ học sinh sinh viên, nữ doanh nhân, nữ cán bộ công chức, một số nhà thiết kế, người mẫu, hội viên Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam, thể hiện tình yêu Hà Nội, yêu chiếc áo dài, qua sắc màu bốn mùa, đưa chiếc áo dài truyền thống trở nên gần gũi, gắn bó với nhịp sống hiện đại của Thủ đô.
Lễ hội áo dài “Hương sắc Tràng An” |
“Hương sắc Tràng An” điễn ra với mong muốn góp phần tôn vinh giá trị của Áo dài - một biểu tượng của vẻ đẹp và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam; tôn lên nét đẹp của người phụ nữ Thủ đô thanh lịch, văn minh; từ đó lan tỏa tình yêu và niềm tự hào của mỗi người phụ nữ Hà Nội với trang phục áo dài truyền thống, mong muốn giá trị của Áo dài sẽ được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và xa hơn nữa là di sản văn hóa thế giới.
60 năm Hà Nội - Huế - Sài Gòn
60 năm về trước, ngày 8/10/1960, tại Thủ đô Hà Nội diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại: Lễ kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Sự kiện khẳng định cho ý chí sắt đá thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Sự kiện này là minh chứng cho tất yếu lịch sử đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam ta là một/Dân tộc Việt Nam ta là một/Dù cho sông cạn đá mòn/Nhân dân Nam Bắc là con một nhà".
Ngày 3/10/2020, tại Hà Nội, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội - Huế - Sài Gòn" đã diễn ra mang đến không gian nghệ thuật đặc sắc đặc trưng văn hóa của 3 thành phố lớn. Qua những hoạt cảnh và những ca khúc bất hủ, chương trình đã làm sống lại khí thế hào hùng mà 3 thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã sát cánh cùng nhau đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đến khi non sông thống nhất. Bên cạnh những ca khúc kháng chiến, chương trình còn có những ca khúc trữ tình, lãng mạn thể hiện sự phát triển của 3 thành phố, khơi dậy niềm tự hào về 3 thành phố lớn của đất nước.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05