--> -->

Các dự án trên “đất vàng” không thể chậm trễ mãi

Trong phiên chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô tại Kỳ họp thứ bảy, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến những dự án nằm trên các vị trí “đất vàng” nhưng chậm triển khai hoặc không có năng lực thực hiện gây lãng phí tiền của cho Nhà nước. Vì vậy, các đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng phải “chốt” thời gian triển khai, nhất quyết không thể để kéo dài!
Hà Nội: Phát huy dân chủ trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng cho Dự án đường Vành đai 4

Chốt thời gian triển khai các dự án

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ ba, HĐND Thành phố đã chất vấn việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Ngay sau đó, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã chỉ đạo, tổ chức triển khai khắc phục.

HĐND Thành phố cũng giám sát, tái giám sát việc thực hiện này và nhận thấy kết quả còn chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm triển khai ở nhiều loại hình công trình, ở cả vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn ngoài ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

“Với phương châm đi đến cùng vấn đề, để đáp ứng nguyện vọng cử tri, HĐND Thành phố tiếp tục tái chất vấn để yêu cầu UBND Thành phố và các cơ quan liên quan tập trung, quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ. Đây cũng là nội dung chỉ đạo xuyên suốt của Bí thư Thành ủy, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy”, ông Tuấn cho biết.

Các dự án trên “đất vàng” không thể chậm trễ mãi
Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI.

Tại phiên chất vấn, các đại biểu HĐND Thành phố đã phản ánh nhiều dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Đặc biệt là những dự án sở hữu “đất vàng”, chậm tiến độ đến chục năm, dù HĐND Thành phố đã nhiều lần giám sát, tái giám sát để đôn đốc triển khai thực hiện, nhưng vẫn “đắp chiếu”.

Ông Lê Minh Đức (Tổ đại biểu huyện Thạch Thất) nêu, ngay sau khi Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban chỉ đạo đã giao thành lập tổ giám sát các công trình chậm triển khai để đôn đốc thực hiện.

Đến nay vẫn có nhiều dự án dù chậm triển khai nhưng chưa bị thu hồi như: Dự án Khu công nghiệp Nam Hà Nội (theo kế hoạch, năm 2012 dự án hoàn thành nhưng đến nay vẫn bỏ hoang); Siêu dự án Sông Hồng City (được phê duyệt từ 1995 đến nay vẫn đang quây tôn); Dự án 148 Giảng Võ; Dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) sau nhiều năm phê duyệt vẫn để không?

Làm rõ trách nhiệm của đơn vị liên quan

Trước thực trạng đó, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội) đề nghị làm rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với dự án chậm triển khai.

“Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc số 31, 31, 35 phố Lý Thường Kiệt, có diện tích gần 2.300m2, HĐND Thành phố đã nhiều lần giám sát, đưa vào danh sách chậm triển khai nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa triển khai, vậy trách nhiệm của của các đơn vị có liên quan là như thế nào?”, ông Bình nói.

Trả lời nội dung này, ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: Công trình 31-33-35 Lý Thường Kiệt, Thành phố đã giao nhiệm vụ thiết kế đô thị cho quận Hoàn Kiếm. Quy hoạch phân khu khẳng định công trình này là công trình đô thị công cộng 8 tầng, với mật độ xây dựng 60%.

Theo luật định, dự án đủ kiều kiện để tiếp tục được triển khai. “Đây là dự án kéo dài, đã qua nhiều lần rà soát. Tuy nhiên, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ chỉ thụ lý những vấn đề điều chỉnh quy hoạch khách quan; còn chủ quan của nhà đầu tư thì phải tiếp tục rà soát, xem xét rõ năng lực của chủ đầu tư thì mới thực hiện các bước tiếp theo”, ông Trúc Anh cho biết.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, lãnh đạo Thành phố và các sở, ngành đều cơ bản nắm vững tình hình về lĩnh vực được phân công, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm, làm rõ nguyên nhân, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và đưa ra các cam kết khắc phục trong thời gian tới. Những nội dung này, HĐND Thành phố lựa chọn đều phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân, vì sự phát triển của Thủ đô. Do đó, HĐND Thành phố sẽ đi đến cùng vấn đề đã chất vấn.

Phiên chất vấn tại kỳ họp cuối năm nay, Thường trực HĐND Thành phố sẽ tiếp tục tái chất vấn đối với các nội dung đã được chất vấn, giải trình nhưng còn chậm chuyển biến, để những lời hứa, cam kết của các đồng chí với cử tri và nhân dân được triển khai một cách hiệu quả nhất.

Thông tin thêm để làm rõ những nội dung đại biểu phản ánh, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, vào năm 2016, UBND Thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (tại quyết định 3560) khu đất 6,8 ha, số 148 Giảng Võ với quy mô 10 toà chung cư cao 50 tầng. Cùng thời gian này, UBND Thành phố cũng phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư (tại quyết định số 4205).

“Thời điểm đó, mặc dù xác định 148 Giảng Võ là điểm nhấn tại khu vực nội đô lịch sử nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố cũng như ý kiến của các bộ, ngành và dư luận xã hội thì đến ngày 7/3/2019, UBND Thành phố đã có quyết định 1441 thu hồi Quyết định 4205/2016 về chủ trương đầu tư dự án. Theo đó, tại khu vực này sẽ không xây dựng quy mô 10 toà nhà cao 50 tầng nữa”, ông Tuấn cho biết, khu vực này sẽ được làm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá. Và chỉ đề xuất chức năng hỗn hợp như khách sạn, văn phòng, thương mại để đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cũng cho hay, thời gian tới UBND Thành phố sẽ chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này để đưa về đúng chức năng như nêu trên. Sau khi điều chỉnh lại quy hoạch 1/500, thì sẽ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện nhà đầu tư cam kết, sau khi các thủ tục trên hoàn thiện sẽ tiến hành đầu tư ngay.

“Theo đánh giá của UBND Thành phố, việc điều chỉnh 10 toà nhà 50 tầng về làm chức năng trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng… là rất phù hợp. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án, tránh trường hợp các vướng mắc pháp lý để dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất”, ông Tuấn khẳng định và cho biết các thủ tục này sẽ được hoàn thành trong năm 2022, để năm 2023 dự án sẽ khởi công, và hoàn thiện với thời gian kéo dài tối đa 3 năm.

Các dự án trên “đất vàng” không thể chậm trễ mãi
Dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm).

Liên quan đến dự án tại số 31-33-35 Lý Thường Kiệt, ông Tuấn cho hay, UBND Thành phố đã có Quyết định số 7509 năm 2015, giao khu đất hơn 2.254 m2 cho Tập đoàn T&T. Theo quy hoạch chi tiết của quận Hoàn Kiếm 1/2000 trước đây thì khu vực này tuyệt đối không được gắn chức năng ở, không được gia tăng hạ tầng kỹ thuật, xã hội… phải đáp ứng không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh. Song, đây là ô đất có vị trí quan trọng, ô đất này cũng nằm ngoài khu vực Hồ Gươm và phụ cận nên chủ đầu tư có đề xuất xây dựng 14 tầng. Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội đã có thỏa thuận thống nhất đây là khu vực có điểm nhấn, song Thành phố cũng thống nhất không được gia tăng dân số ở tại dự án này.

Sau khi xin ý kiến của các đơn vị có liên quan, Hà Nội dự kiến 2 phương án: Phương án 1, nếu đồng ý các quy định hiện hành thì có thể xây luôn 8 tầng. Phương án 2, xem xét đồ án thiết kế đô thị trên phố Lý Thường Kiệt để quyết định phương án quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn. Cuối cùng đã xác định tổ hợp kiến trúc 31-33-35 Lý Thường Kiệt có chức năng công trình là trụ sở văn phòng ngân hàng, phù hợp với định hướng quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ tài chính của Thành phố.

Từ căn cứ đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc và quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đồ án thiết kế đô thị để chậm nhất quý I/2023 sẽ trình UBND Thành phố xem xét. “Đây là công trình đóng góp giá trị cho nội đô lịch sử, nên sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, xác định nội dung quy mô phù hợp. Tránh để đất đai lãng phí”, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

Cần tập trung tháo gỡ các thủ tục hành chính

Nhìn nhận phần giải trình của lãnh đạo Thành phố cũng như các sở, ngành đối với những vấn đề đại biểu đặt ra khá kỹ, tuy nhiên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo (Tổ đại biểu huyện Gia Lâm) cũng đặt nghi ngờ về những lời hứa của các sở, ngành về vấn đề việc thực hiện các dự án chậm triển khai. Bởi thực tế, Hà Nội hiện có trên 400 dự án chậm tiến độ, có dự án không phải chỉ chậm 1 năm mà đến chục năm nay. “Những lời hứa phải được thực hiện tốt, muốn làm tốt thì phải xác định vấn đề mấu chốt từ đâu?”, ông Bảo nói.

Theo Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, vấn đề mấu chốt là về thẩm quyền, đặc biệt là thủ tục hành chính và phải tập trung vấn đề này. Ví dụ có những dự án mà chỉ thủ tục gia hạn đầu tư nhưng đã 2 năm rồi không thực hiện xong.

“Vừa rồi Ban Thường vụ Thành ủy đã có phiên thảo luận về vấn đề thủ tục hành chính, thẩm quyền. Hiện nay chúng ta có 1.890 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, 1.154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành. Nếu chúng ta tháo gỡ được vấn đề này thì chắc chắn hơn 400 dự án chậm tiến độ mới triển khai nhanh được. Tôi tin những lời hứa của các sở, ngành mới thực hiện được…

Tất cả các chủ đầu tư Nhà nước cũng như ngoài Nhà nước đều mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Kinh phí, đền bù đất là rất nhiều mà chúng ta không bàn kỹ về thủ tục hành chính thì rất khó thực hiện. Mấu chốt, nếu không thực hiện được thì hơn 400 dự án này sẽ rất khó khăn”, đại biểu Vũ Đức Bảo bày tỏ và đề nghị, phải tập trung đi thẳng vào vấn đề lớn, vấn đề mấu chốt, phải tập trung bàn về thủ tục hành chính, bàn về phân cấp phân quyền, nếu có phân cấp phân quyền cho quận, huyện thì các dự án mới được thực hiện được và những lời hứa của các sở, ngành mới có khả năng tổ chức thực hiện được.

Để đi đến cùng vấn đề, đại biểu Vũ Đức Bảo đề nghị, lãnh đạo có thẩm quyền của UBND Thành phố trả lời trước cử tri và đại biểu của Thành phố về việc trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Thành ủy có nêu 1.890 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, đặc biệt là 1.154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành, chủ trương là phân cấp phân quyền cho các sở, ngành thì tới đây có trình được HĐND Thành phố hay không? Nội dung này đã lỡ 3 kỳ họp rồi, chủ trương là 2021 phải thông qua vấn đề này nhưng liên tục hoãn? HĐND Thành phố có kiên quyết đưa vấn đề này ra để bàn không hay lại lỡ hẹn lần nữa? Đề nghị phải trả lời công khai, hứa là phải thực hiện./.

Hải Lý – Hoàng Phúc

Nên xem

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

Trận chung kết Euro nữ 2025 đã khép lại với chiến thắng nghẹt thở thuộc về đội tuyển nữ Anh. Các nhà đương kim vô địch vượt qua đội tuyển nữ Tây Ban Nha 3-1 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu, qua đó bảo vệ thành công danh hiệu vô địch châu Âu.
"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

Tối 28/7, Dịu dàng màu nắng chính thức khép lại hành trình 40 tập bằng những nút thắt cảm xúc, những quyết định quan trọng và một loạt cú ngoặt bất ngờ, khiến khán giả không khỏi xúc động lẫn tò mò.
Tỷ giá USD hôm nay (28/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (28/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tại thị trường “chợ đen”, đồng USD giảm 1 VND ở cả 2 chiều mua và bán, hiện giao dịch quanh mốc 26.380 - 26.460 VND/USD.
Giá vàng hôm nay (28/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (28/7): Vàng trong nước ổn định

Giá vàng hôm nay (28/7): Giá vàng miếng trong nước giao dịch ổn định ở mức 121,1 triệu đồng/lượng bán ra; giá vàng thế giới giảm nhẹ, niêm yết quanh ngưỡng 3.336,30 USD/ounce.
Giá xăng dầu hôm nay (28/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (28/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Hôm nay (28/7), Giá xăng dầu thế giới lao dốc, chạm đáy ba tuần do lo ngại kinh tế. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Không Messi, Inter Miami bất lực trước Cincinnati trên sân nhà

Không Messi, Inter Miami bất lực trước Cincinnati trên sân nhà

Trong trận đấu thuộc khuôn khổ Giải Nhà nghề Mỹ (MLS), Inter Miami đã không thể giành trọn 3 điểm trước đối thủ khó chịu FC Cincinnati, khi thiếu vắng nhạc trưởng Lionel Messi. Dù được thi đấu trên sân nhà và kiểm soát bóng vượt trội, Inter Miami đành chấp nhận kết quả hòa 0-0 trước sự tổ chức kỷ luật của đội khách.
Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã tạo nên kỳ tích khi đánh bại chủ nhà Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết nội dung 4 người tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (King’s Cup). Chiến thắng không chỉ giúp các cô gái áo đỏ đòi lại “món nợ” thua ở chung kết nội dung đồng đội một ngày trước, mà còn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới của Việt Nam ở nội dung thi đấu này.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Hà Nội sẽ bắn pháo hoa vào tối 10/8

Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra từ 22h đến 22h08 ngày 10/8, với quy mô gồm 300 quả pháo hoa tầm cao và 60 giàn pháo hoa tầm thấp. Thời gian kéo dài 8 phút tại khu vực đường đua F1, phường Từ Liêm.
Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Hà Nội mở rộng đường Hùng Vương phục vụ các sự kiện quan trọng

Từ nay đến cuối tháng 8/2025, Hà Nội sẽ chặt hạ, dịch chuyển hàng chục cây xanh trên tuyến đường Hùng Vương (phường Ba Đình).
Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”

Trước áp lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2025, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ với tinh thần “6 rõ”, mọi khó khăn, vướng mắc phải được xử lý dứt điểm, bảo đảm tiến độ và mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Kiên quyết xóa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Thủ đô

Sở Công Thương cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã trong năm nay kiên quyết xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, yêu cầu các địa phương “vào cuộc” trong việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xây dựng hệ thống chợ hiện đại theo chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội… Đó là yêu cầu được đưa ra tại buổi làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây.
Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, dù dự báo tâm bão số 3 không đi vào Hà Nội, nhưng diễn biến rất phức tạp, do đó công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 từ Trung ương, đến Thành phố và các xã phải thông suốt.
Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động