-->

Hà Nội: Phát huy dân chủ trong giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4

Sáng 12/7, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa sẽ xong sau 6 tháng có "mặt bằng sạch" Sẽ tái chất vấn và "truy" đến cùng trách nhiệm đối với các cam kết đã hứa nhưng chậm chuyển biến Hà Nội phấn đấu 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp của Thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo và triển khai nghiêm túc, bảo đảm tiến độ các nội dung về thực hiện QCDC theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra, gắn với chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận hội nghị
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Các quận, huyện, thị xã đã phối hợp, tổ chức 585 hội nghị cho trên 95 lượt người; tổ chức 8 cuộc thi tìm hiểu pháp luật; cấp phát trên 1,3 triệu tài liệu pháp luật cho nhân dân để tuyên truyền các văn bản pháp luật mới liên quan đến dân chủ, dân sinh...

Việc tổ chức đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân được các cấp ủy đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở nghiêm túc thực hiện, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Ở cấp Thành phố, lãnh đạo Thành ủy và UBND Thành phố đã tiếp xúc, đối thoại với đoàn viên thanh niên và công nhân lao động. Đối với cấp huyện đã tổ chức 41 hội nghị đối thoại đột xuất, 4 hội nghị đối thoại định kỳ; cấp xã tổ chức được 87 hội nghị đối thoại định kỳ và 261 hội nghị đối thoại đột xuất...

Ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng phối hợp tốt với Tổ dân vận và chính quyền cùng cấp triển khai công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giúp giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trong 6 tháng đầu năm, các cơ sở trên địa bàn Thành phố đã tiến hành hòa giải thành công 1.402/1.888 vụ việc (đạt 74,25%).

Ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị gắn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với những vấn đề mới trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương, nhất là về công tác kểm tra, công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực, trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng nhấn mạnh yêu cầu tập trung tham mưu, tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 2200-QĐ/TU của Thành ủy, thông qua đó tiếp tục đẩy mạnh tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn.

Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện dân vận chính quyền và thực hiện QCDC trong các loại hình mới, như QCDC trong công tác giải phóng mặt bằng, QCDC trong công tác thu thuế, trong công tác quản lý trật tự xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Trong đó, chủ động phát huy dân chủ trong công tác GPMB dự án đường vành đai 4.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Liên đoàn Lao động Thành phố chủ động tham mưu, phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục đầu năm học, thông qua đó đẩy mạnh thực hiện QCDC trong nhà trường. Cùng với đó, chủ động nắm tình hình người lao động, nhất là việc tăng lương tối thiểu vùng, các vấn đề về thực hiện pháp luật lao động và QCDC trong doanh nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, tổ chức cho đoàn viên, hội viên thực hiện QCDC ở cơ sở; Phối hợp thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và các Quyết định, hướng dẫn của Thành ủy.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động