Ca cấy ghép thận vào vị trí lá lách đầu tiên trên thế giới
Ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam chồng hiến thận cho vợ | |
Cứu sống bệnh nhân bằng ghép thận tự thân |
Thông báo của Bệnh viện Molinette ở Turin cho biết bệnh nhi 6 tuổi trước đó đã phải chạy thận nhân tạo kể từ khi mới sinh do dị tật hiếm thấy ở thận và những bất thường đối với hệ thống mạch máu ở ổ bụng.
Bé gái được giấu tên này đã không thể uống nước và tiểu tiện trong suốt 6 năm qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Bệnh viện Molinette cho biết để tạo không gian cần thiết cho quả thận mới, một kỹ thuật mang tính cách mạng và sáng tạo đã được áp dụng, với việc loại bỏ lá lách của bé gái. Sức khỏe của bệnh nhân hiện tiến triển tốt. Cô bé đã có thể đi tiểu tiện ngay lập tức sau khi được ghép thận và cuối cùng có thể uống nước sau 6 năm qua.
Trước đó, năm 2014, các bác sỹ Italy cũng từng tiến hành ghép thận cho bé gái này. Tuy nhiên, quả thận mới lúc đó không hoạt động được do sự bất thường nghiêm trọng của các mạch máu ở thành bụng.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của cô bé đã phản ứng mạnh mẽ với quả thận mới. Sau một thời gian tiến hành các xét nghiệm và phân tích di truyền ở nhiều người cho thận, các bác sỹ đã tìm thấy một người cho thận tương thích với cô bé vào ngày 9/12 vừa qua.
Tuy nhiên, hiện các bác sỹ vẫn phải đối mặt với một thách thức khác do đây là trường hợp bất thường nghiêm trọng và hiếm gặp của cả thận và mạch máu nên không thể ghép thận bằng kỹ thuật thông thường.
Trong trường hợp này, các bác sỹ phải ghép thận vào vị trí trên cao của ổ bụng và tạo một kết nối mới giữa thận với các mạch máu.
Nhờ phương án táo bạo là cắt bỏ lá lách và ghép thận vào vị trí lá lách được cắt bỏ, nằm ở gần xương sườn, các bác sỹ phẫu thuật đã kết nối được thận mới ghép đến bàng quang của cô bé.
Sau vài ngày được chăm sóc đặc biệt, sức khỏe của bệnh nhi nói trên đang phục hồi tốt. Cô bé sẽ sớm được chuyển đến theo dõi tiếp tại một trung tâm ghép thận ở một bệnh viện khác.
Thận thường được cấy ghép từ những người hiến tặng khỏe mạnh vào cơ thể của một bệnh nhân có chức năng hoạt động của thận bị tê liệt. Bình thường, thận có chức năng lọc chất thải từ máu và chuyển đổi chúng thành nước tiểu. Tuy nhiên, nếu quả thận cấy ghép không tương thích, nó sẽ ngừng làm việc và hậu quả là chất thải có thể bị tích tụ và điều này có thể gây tử vong.
Với ca phẫu thuật này, các bác sỹ đã loại bỏ lá lách của bé gái - một cơ quan nhỏ nằm ở hướng bên trái phía trên của ổ bụng để lấy không gian cho quả thận mới.
Lá lách được coi là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân có thể sống trong tình trạng thiếu lá lách. Những bệnh nhân bị cắt bỏ lá lách có thể sống khỏe mạnh bởi vì gan lúc đó sẽ giúp thực hiện nhiều chức năng của lá lách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58