Bức tranh kinh tế năm 2018 và kỳ vọng năm 2019
Việt Nam - điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á 2019 | |
Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính 'ngoại' |
Từ bối cảnh kinh tế toàn cầu…
Năm 2018, kinh tế thế giới được đặc trưng bởi 2 xu hướng nổi bật: Một mặt, bất định địa chính trị trên toàn cầu đang tăng lên và giao dịch thương mại toàn cầu giảm nhẹ do sự bùng phát căng thẳng gắn với yêu cầu đề cao lợi ích quốc gia và đòi hỏi sự điều chỉnh các nguyên tắc hiện hành trong quan hệ kinh tế - thương mại và các FTA giữa Mỹ với Hàn Quốc, Canada và Mêhico, với EU và Nhật Bản, đặc biệt là với Trung Quốc.
TS. Nguyễn Minh Phong |
Các điều kiện huy động vốn trên toàn cầu tiếp tục được thắt chặt, khiến đầu tư năm 2018 trên toàn thế giới ước giảm khoảng 23% so với 2017; quy mô, giá trị của các thương vụ M&A xuyên biên giới giảm khoảng 22%, FDI mới giảm khoảng 14%, FDI mở rộng giảm khoảng 23%.
Mặt khác, thế giới tiếp tục ghi nhận một số quan hệ chính trị, ngoại giao khu vực được cải thiện, tăng trưởng kinh tế khá đồng đều và duy trì mức lạm phát tích cực từ tất cả các đầu tầu kinh tế lớn, như: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản. Giá dầu mỏ đã đạt và duy trì ở mức đỉnh cao nhất trong hơn 3 năm qua, có thời điểm đạt đỉnh ở mức trên 80USD/thùng so với mức thấp nhất có lúc dưới 30 USD/thùng của năm trước.
Đặc biệt, quá trình tự do hóa và hội nhập quốc tế vẫn nhận được xung lực tích cực từ việc thỏa thuận và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới như FTA giữa ASEAN - Hồng Công tháng 12/2017, CPTP tháng 3/2018 và có hiệu lực từ 31/12/2018; FTA EU với Nhật Bản 18/7/2018 và cả thỏa thuận USCMFTA (NAFTA mới) giữa Mỹ -Mêhico và Canada…
Tháng 10/2018, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng còn 3,7% trong năm 2018 và năm sau, tương đương với năm 2017. Ở trong nước, về tổng thể, năm 2018 tiếp tục là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra, với 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.
Nhiều công trình, nhà máy hiện đại đã góp phần tạo nên thành quả trong phát triển kinh tế 2018. Ảnh: CP |
Đến những gam màu sáng là chủ đạo
Năm 2018, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6,7%, với quy mô khoảng 240,5 tỉ đô la Mỹ. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 17,4% năm 2015 xuống 14,8% năm 2018. Tính chung 11 tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước, năng suất lúa mùa cả nước ước tăng 3,2 tạ/ha; sản lượng tăng 403 nghìn tấn; sản lượng thủy sản ước tăng 6,2%, trong đó nuôi trồng tăng 6,9%; khai thác tăng 5,3%; riêng khai thác biển tăng 5,6%.
Tỷ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ 82,6% lên 85,2%, vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020 là 85% (Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 11 tháng ước tăng 10,1% và mức tăng được ghi nhận ở cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Sản xuất công nghệ cao được áp dụng phổ biến. Ảnh: Q.L |
Xuất khẩu ước tăng 11,2% và xuất siêu cả năm khoảng hơn 3 tỉ đô la Mỹ (tính chung 11 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 223,63 tỉ USD, tăng 14,4%; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước đạt 216,82 tỉ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,7 tỉ USD, tăng 15%; Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 59,7 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017).
Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 3% dự toán và bội chi ngân sách ở mức 3,67% GDP; nợ công khoảng 61,4% GDP. Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt 67 tỉ USD vào tháng 6 năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu nội khối còn 2,18%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 34% GDP (vốn đầu tư thực hiện từ NSNN 11 tháng 2018 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước). Mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, thấp hơn mức tăng 11,02% của năm 2017 trong khi GDP tăng cao hơn, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư xã hội đang được cải thiện, giảm bớt phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Thành công trong năm 2018 là nền tảng quan trọng và là điều kiện để Việt Nam thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư; phát huy tinh thần quốc gia khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững ngày càng cao hơn. |
Tính đến 20/11/2018, cả nước có tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và vốn tăng thêm đạt 23.191,7 triệu USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm nay ước tính đạt 16,5 tỉ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017; có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 7,64 tỉ USD, tăng 44,4%; nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung thì vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 11 tháng năm nay đạt 12.404,5 triệu USD, chiếm 53,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5.945,5 triệu USD, chiếm 25,6%; Hà Nội đứng đầu, chiếm 31,8% tổng vốn đăng ký cấp mới trong số 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án FDI mới. Nhật Bản đứng đầu, chiếm 38,4% tổng vốn FDI mới trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam.
Trong năm 2018 có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới; Trong11 tháng, cả nước có 121.248 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 4,5% về số lượng, tăng 9,1% về số vốn đăng ký và tăng 4,1% về vốn bình quân) và 31.869 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 30,9% so với cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế là 3.432,6 nghìn tỉ đồng.
Tuy vậy, trong 11 tháng năm 2018, tổng cộng cả nước có 97.969 doanh nghiệp dừng hoạt động và phá sản, tức bằng khoảng 64% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại trong cùng thời gian đó.Cả nước đã phê duyệt phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; tỷ lệ nợ xấu giảm còn khoảng 2%. Thành lập, đưa vào hoạt động Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chỉ riêng 11 tháng năm 2018, cả nước có 125 dự án mới của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn của phía Việt Nam là 303,6 triệu USD; 30 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 54 triệu USD; trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm 29,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 14,2%. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước dẫn đầu với 97,6 triệu USD, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư trong số 35 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.
Cả nước tạo việc làm cho trên 1,62 triệu lượt người, trong đó đưa trên 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 38,2% (mục tiêu đến 2020 là dưới 40%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,14% (mục tiêu năm 2020 là dưới 4%). Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động đạt 30,2%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%); gần 40% số xã và 55 huyện trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%).
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện tích cực
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua ngày 8/11/2018; theo đó: 12 chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6% - 6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1% - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24% - 24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%. |
Điểm nhấn đặc biệt của năm 2018 và Việt Nam đã ký và thông qua CPTPP, một FTA thế hệ mới có mức mở cửa rộng, sâu, nhanh chất lượng cao và toàn diện, kỳ vọng tạo nhiều xung lực tích cực cho cải thiện môi trường đầu tư chung cả nước.
Việt Nam tiếp tục tăng điểm trong xếp hạng năm nay của cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), với tổng số điểm từ 66,77 điểm lên 68,36 điểm trong Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh (Doing Business) 2019 của WB (sau khi tăng 14 bậc, lên thứ 68/189 trong xếp hạng năm trước) và đạt 58,1 điểm, so với mức 57,9 điểm trong xếp hạng của WEF là, dù chỉ xếp thứ 77/140, tụt 3 bậc so với vị trí 74/135 trong xếp hạng năm ngoái.
Ước tính đến cuối năm 2018, cả nước đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam được Tổ chức Oxfam (Anh) xếp thứ 12/157 thế giới về mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và nhóm 10 quốc gia khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cam kết mạnh mẽ nhất cải cách chính sách thuế.
Trong năm 2018, cộng hưởng cả hai xu hướng tăng giá USD và giảm giá Nhân Dân tệ (CNY) và nhiều đồng tiền thế giới khác đều khiến tạo sức ép tăng tỷ giá VND và lạm phát; Tuy nhiên, CPI bình quân 11 tháng năm 2018 chỉ tăng 3,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Mức tăng tỷ giá VND cả năm thuộc nhóm thấp nhất trong tương quan nhiều đồng tiền khác trong khu vực và thế giới.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2018 tăng 2,77% so với tháng 12/2017 và tăng 2,79% so với cùng kỳ năm 2017, so với mức tăng gần 10% của Nhân Dân tệ và từ 6 - 10% của nhiều đồng tiền khác. Tổng cầu trong nước tiếp tục được cải thiện, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng ước đạt 4.000,1 nghìn tỉ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,34% (cùng kỳ năm 2017 tăng 9,25%).
Khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng, với tính chung 11 tháng ước đạt 14.123,6 nghìn lượt người, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, từ châu Á chiếm 77,8% và tăng 25,3%; từ châu Âu ước tính đạt 1.867,2 nghìn lượt người, tăng 8,7%; từ châu Mỹ đạt 830,7 nghìn lượt người, tăng 11,4%; từ châu Úc đạt 403,7 nghìn lượt người, tăng 4,9%; và từ châu Phi đạt 38,2 nghìn lượt người, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017
Đồng thời, trong năm 2018 cũng chứng kiến sự gia tăng sức ép lạm phát. Khu vực doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn với số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng mạnh. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; tỷ lệ nội địa hóa của nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam vẫn đang bị EU giơ thẻ vàng cho ngành thủy sản và Mỹ áp thuế chống bán phá giá khá cao cho cá tra…
Nhiều vấn đề bức xúc xã hội tiếp tục được quan tâm giải quyết; cuộc chiến chống tham nhũng được đẩy mạnh.
Tính chung 11 tháng năm nay, cả nước có 104,1 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 40,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 415,9 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 42,3%. Cả nước đã xảy ra 16.820 vụ tai nạn giao thông, làm 7.495 người chết, hơn 13 nghìn người bị thương, giảm 8,5% về số vụ và giảm 1,4% số người chết so cùng kỳ 2017. Thiên tai trong 11 tháng gây thiệt hại chung ước khoảng 9 nghìn tỉ đồng; cả nước xảy ra 3.753 vụ cháy, nổ, làm 97 người chết và 246 người bị thương, thiệt hại ước khoảng 1.638 tỉ đồng
Về tổng thể, đến cuối năm 2018, cả nước đã đạt và vượt có 11 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra; góp phần quan trọng củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Thành công trong năm 2018 là quan trọng và điều kiện để Việt Nam thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư; phát huy tinh thần quốc gia khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững ngày càng cao hơn.
Kỳ vọng năm 2019
Năm 2019, cùng với sự phát triển tiếp tục cách mạng công nghệ, nền kinh tế thế giới có thể tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức cả về thương mại, tài chính, tiền tệ và an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Tuy nhiên có thể sẽ có đột phá trong cải thiện môi trường thương mại toàn cầu như là hệ quả tích cực từ các cuộc chiến và cọ xát thương mại diễn ra trong năm 2018.
Về tổng thể, năm 2019, Việt Nam sẽ tiếp cận những cơ hội và thách thức mới từ nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU…) với yêu cầu cao hơn; đồng thời, tiếp tục hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, kinh tế rừng, kinh tế biển.
Công nghiệp hỗ trợ, du lịch; hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, củng cố giá trị và sự đoàn kết, đồng thuận xã hội chung, tạo niềm tin và thúc đẩy khát vọng vươn lên cường thịnh của cả dân tộc...
TS. Nguyễn Minh Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02