Bộ Y tế thu hồi văn bản công bố 12 thuốc cổ truyền phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19
Các huyện ngoại thành quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19 Sáng 26/7: Hà Nội ghi nhận 21 ca mắc Covid-19 Sáng 26/7: Thêm 2.708 ca mắc Covid-19, tổng số mắc tại Việt Nam đến nay hơn 101.000 ca |
Sáng 26/7, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện và cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền về việc thu hồi công văn số 5944 về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.
Theo đó, ngày 24/7, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.
Trước đó, tại công văn 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, Bộ Y tế có kèm theo hướng dẫn và danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 và 9 sản phẩm sát khuẩn không khí, sát khuẩn tay và xịt họng.
Trong đó, 12 sản phẩm từ dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 (theo công văn 5944) gồm: Ngọc bình phong gia xuyên tâm liên; viên nang Kovi; bạch địa căn; siro viêm họng; siro dưỡng âm bổ phế; siro ngân kiều; hạnh tô; vệ khí khang; hoạt huyết Nhất Nhất; viên nang Imboot; xuyên tâm liên; viên nang Nasagast - KG.
Tuy nhiên, sau khi danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 được ban hành, dư luận bức xúc cho rằng trong danh mục này có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị không đúng tính năng và công dụng điều trị bệnh Covid-19.
Liên quan tới vấn đề này, chia sẻ với báo chí về Công văn 5944/BYT-YDCT, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà đó chỉ là danh mục các sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch.
Các đơn vị sản xuất các sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly. Căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng.
Phó Giáo sư Nguyễn Thế Thịnh cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55